Công Ty TNHH Naky Vina đã có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép nhập khẩu, sắt thép xây dựng. công ty chúng tôi là nhà sản xuất kinh doanh các loại sắt thép: Thép tấm , Láp tròn đặc,... tại nhiều nhà máy khác nhau của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,...
Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam đang bước vào giai đoạn nhạy cảm khi các bên liên quan đang chờ đợi kết quả điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc điều tra này được Bộ Công Thương khởi xướng từ cuối tháng 7/2024 và nguồn tin từ Kalanish dự báo sẽ có kết luận vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. Điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là khả năng áp dụng thuế có hiệu lực hồi tố. Trước đó, Bộ Công Thương đã cảnh báo về việc có thể áp dụng thuế chống bán phá giá trở về trước trong vòng 90 ngày trước khi áp dụng thuế tạm thời. Trong bối cảnh này, các bên mua đang tăng cường mua tích trữ hàng càng nhanh càng tốt. Một thương nhân tại Hà Nội cho biết: "Thông thường các doanh nghiệp chỉ dự trữ hàng tồn kho từ 1.5 đến 2 tháng, nhưng trong hai tháng qua, họ đã tăng lên 3-4 tháng". Chuyển sang thép Trung Quốc có khổ rộng hơn Đáng chú ý hơn, các doanh nghiệp đã tìm ra một kẽ hở trong phạm vi điều tra. Khi cuộc điều tra chỉ nhắm vào sản phẩm HRC có độ rộng tới 1,880mm, nhiều đơn vị đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhập khẩu thép HRC có độ rộng lớn hơn. Các giao dịch mua thép Q235 độ rộng 2,000mm từ Trung Quốc đã diễn ra với giá 500 USD/tấn CFR, với khối lượng ước tính khoảng 6,000-7,000 tấn chỉ trong hai ngày cuối tuần trước. "Những người mua thép rộng 2,000mm tin rằng cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ không áp dụng cho các giao dịch của họ", một thương nhân nhấn mạnh. Xu hướng này được xác nhận khi một nhà máy hạng nhất của Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu thép SAE 1006 với độ rộng 1,900mm sang Việt Nam. Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, xu hướng này đã diễn ra trong 2-3 tháng qua, khác biệt so với trước đây khi nhập khẩu thép cuộn khổ rộng chỉ giới hạn ở dạng thép tấm cán nóng. Về mặt giá cả, thép HRC Q235 khổ 2,000mm từ Trung Quốc hiện được chào bán ở mức 505 USD/tấn CFR Hải Phòng và 510 USD/tấn CFR TP.HCM, với thời gian giao hàng trước ngày 10/01/2025. Trong khi đó, thép SAE 1006 từ các nguồn cung khác có giá cao hơn đáng kể: Nhật Bản và Hàn Quốc chào bán ở mức 530-540 USD/tấn CFR Việt Nam, còn Đài Loan ở mức 555-560 USD/tấn CFR. Formosa và Hòa Phát giảm giá bán Hiện nguồn cung HRC tại Việt Nam đang tăng do nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh này, các nhà sản xuất nội địa cũng có động thái điều chỉnh. Formosa Hà Tĩnh tuần trước đã giảm giá HRC cho các đơn hàng giao tháng 12/2024-1/2025, với mức giảm 10 USD/tấn áp dụng cho đơn hàng từ 10,000 tấn trở lên. Tương tự, Hòa Phát cũng vừa có động thái giảm nhẹ giá HRC trong tháng 12/2024, sau hai tháng liên tiếp tăng giá trước đó.
Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam đang bước vào giai đoạn nhạy cảm khi các bên liên quan đang chờ đợi kết quả điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Cuộc điều tra này được Bộ Công Thương khởi xướng từ cuối tháng 7/2024 và nguồn tin từ Kalanish dự báo sẽ có kết luận vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. Điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là khả năng áp dụng thuế có hiệu lực hồi tố. Trước đó, Bộ Công Thương đã cảnh báo về việc có thể áp dụng thuế chống bán phá giá trở về trước trong vòng 90 ngày trước khi áp dụng thuế tạm thời. Trong bối cảnh này, các bên mua đang tăng cường mua tích trữ hàng càng nhanh càng tốt. Một thương nhân tại Hà Nội cho biết: "Thông thường các doanh nghiệp chỉ dự trữ hàng tồn kho từ 1.5 đến 2 tháng, nhưng trong hai tháng qua, họ đã tăng lên 3-4 tháng". Chuyển sang thép Trung Quốc có khổ rộng hơn Đáng chú ý hơn, các doanh nghiệp đã tìm ra một kẽ hở trong phạm vi điều tra. Khi cuộc điều tra chỉ nhắm vào sản phẩm HRC có độ rộng tới 1,880mm, nhiều đơn vị đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhập khẩu thép HRC có độ rộng lớn hơn. Các giao dịch mua thép Q235 độ rộng 2,000mm từ Trung Quốc đã diễn ra với giá 500 USD/tấn CFR, với khối lượng ước tính khoảng 6,000-7,000 tấn chỉ trong hai ngày cuối tuần trước. "Những người mua thép rộng 2,000mm tin rằng cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ không áp dụng cho các giao dịch của họ", một thương nhân nhấn mạnh. Xu hướng này được xác nhận khi một nhà máy hạng nhất của Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu thép SAE 1006 với độ rộng 1,900mm sang Việt Nam. Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, xu hướng này đã diễn ra trong 2-3 tháng qua, khác biệt so với trước đây khi nhập khẩu thép cuộn khổ rộng chỉ giới hạn ở dạng thép tấm cán nóng. Về mặt giá cả, thép HRC Q235 khổ 2,000mm từ Trung Quốc hiện được chào bán ở mức 505 USD/tấn CFR Hải Phòng và 510 USD/tấn CFR TP.HCM, với thời gian giao hàng trước ngày 10/01/2025. Trong khi đó, thép SAE 1006 từ các nguồn cung khác có giá cao hơn đáng kể: Nhật Bản và Hàn Quốc chào bán ở mức 530-540 USD/tấn CFR Việt Nam, còn Đài Loan ở mức 555-560 USD/tấn CFR. Formosa và Hòa Phát giảm giá bán Hiện nguồn cung HRC tại Việt Nam đang tăng do nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh này, các nhà sản xuất nội địa cũng có động thái điều chỉnh. Formosa Hà Tĩnh tuần trước đã giảm giá HRC cho các đơn hàng giao tháng 12/2024-1/2025, với mức giảm 10 USD/tấn áp dụng cho đơn hàng từ 10,000 tấn trở lên. Tương tự, Hòa Phát cũng vừa có động thái giảm nhẹ giá HRC trong tháng 12/2024, sau hai tháng liên tiếp tăng giá trước đó.
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc. Ngày 12/11, Bộ Công Thương đã ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc (vụ việc ER02.AD01). Theo đó, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc. Vụ việc bắt đầu từ tháng 9/2014 khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia này. Mức thuế dao động 3,07% - 37,29%. Thời gian áp dụng là 5 năm. Đến tháng 10/2019, sau khi rà soát cuối kỳ lần 1, Bộ Công Thương tiếp tục gia hạn thêm 5 năm. Trong lần rà soát thứ hai này, Bộ Công Thương xác định hành vi bán phá giá ít có khả năng tái diễn sau khi biện pháp thuế chấm dứt. Ngành sản xuất trong nước đã khắc phục được thiệt hại đáng kể trước đó sau 10 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng.
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27% và Hàn Quốc là 19.25%. Bộ Công Thương mới ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối tôn mạ màu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Mã vụ việc: ER 01 AD.04) Theo đó, Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029). Cơ quan điều tra xác định tồn tại khả năng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá. Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27%. Có duy nhất một công ty được hưởng thuế 0%. Còn với Hàn Quốc, mức thuế dao động từ 4.95% đến 19.25%. Trước đó, vụ việc này được khởi xướng điều tra từ năm 2018. Đến ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Cơ quan này cho biết hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra. Nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động đã phải nghỉ việc. Trong một động thái liên quan, hồi tháng 6, Bộ Công Thươngđiều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (Mã vụ việc AD19). Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023. Bên yêu cầu điều tra là 5 doanh nghiệp gồm Hoa Sen (HOSE: HSG), Nam Kim (HOSE: NKG), Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á (UPCoM: GDA), China Steel & Nippon Steel Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã cung cấp chứng cứ về hành vi bán phá giá và đề nghị điều tra, xác định biên độ bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 69.23% và Hàn Quốc là 3.41%. Mặt hàng này cũng từng bị áp thuế CBPG trước đó trong vụ việc AD.02, với mức thuế cao nhất 38.34%, kéo dài từ 2017 đến năm 2023.Tuy nhiên, đến năm 2023, các doanh nghiệp thép nộp hồ sơ để kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại khởi xướng điều tra lại vụ việc này.
Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với ngành thép toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm 0.9% trong năm nay, xuống còn 1.75 tỷ tấn. Con số này thể hiện một bước lùi đáng kể so với dự báo tăng trưởng 1.7% được đưa ra trước đó. Còn vào năm 2025, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.77 tỷ tấn, sau 3 năm suy giảm liên tiếp. Tiến sĩ Martin Thüringer, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thép Đức và Chủ tịch Ủy ban Kinh tế WorldSteel, đánh giá: "Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành thép toàn cầu. Chúng ta chứng kiến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, chính sách tiền tệ thắt chặt, và những bất ổn địa chính trị gia tăng. Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng nhà ở đang phải đối mặt với điều kiện tài chính khắt khe và chi phí cao, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nhu cầu thép ảm đạm”. Việc điều chỉnh giảm dự báo là kết quả của những sự thay đổi ở Trung Quốc và hầu hết các nước phát triển lớn. Đồng thời, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ. Trung Quốc, vốn là thị trường thép lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm 3% trong năm 2024 và tiếp tục giảm 1% vào năm 2025. Ngược lại, Ấn Độ nổi lên như một ngôi sao sáng, với dự báo tăng trưởng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp sử dụng thép, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các nền kinh tế đang phát triển khác cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực. Khu vực Trung Đông, Bắc Phi và ASEAN dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi trong năm 2024 sau giai đoạn trì trệ 2022-2023. Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức có thể phải đối mặt với sự suy giảm 2% trong năm 2024 trước khi có khả năng phục hồi 1.9% vào năm 2025. Như Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành Tập đoàn Metinvest, đã từng nhận định, thị trường thép toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy thoái kéo dài nhất trong 20 năm qua. Thị trường thép đạt đỉnh chu kỳ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Sau đó, thị trường suy giảm do cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn, gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng bất ổn kinh tế trên toàn thế giới. Ryzhenkov chỉ ra rằng các động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (fed) và gói kích thích kinh tế gần đây của Trung Quốc có thể là chất xúc tác để đảo ngược xu hướng tiêu cực hiện tại của thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, thị trường hàng hóa toàn cầu đã có dấu hiệu ổn định sau khi nước này đưa ra lời hứa tăng cường hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể về gói kích thích tài khóa, nhưng những cam kết mới từ Bộ Tài chính Trung Quốc đã phần nào trấn an các nhà đầu tư.
Lượng thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng mạnh bất chấp điều tra chống bán phá giá. Trong tháng 9 lượng thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu về Việt Nam đạt 1,2 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 8 và bằng 220% sản lượng sản xuất trong nước (568.000 tấn) - Ảnh: CTV Theo dữ liệu hải quan, trong tháng 9 lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu về Việt Nam đạt 1.2 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 8 và bằng 220% sản lượng sản xuất trong nước (568,000 tấn). Nhập khẩu gần 8.8 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC Tổng cộng 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 8.8 triệu tấn HRC, tăng 26% so với cùng kỳ 2023 và bằng 171% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 72%, tương đương 6.3 triệu tấn, bỏ xa lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ đạt 5.1 triệu tấn. Lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm phần lớn chủ yếu do giá bán từ thị trường này thấp hơn các thị trường khác từ 30-70 USD tùy từng loại sản phẩm. Điều này xuất phát từ thực tế, Trung Quốc vẫn đang "thừa thép", tiêu thụ nội địa giảm buộc các nhà sản xuất thép nước này phải đẩy mạnh xuất khẩu thép với giá thấp để giải phóng bớt hàng tồn kho. Đáng chú ý, lượng thép cuộn cán nóng vẫn ồ ạt vào Việt Nam bất chấp cuộc điều tra chống bán phá giá. Cụ thể, ngày 26/7, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hàng hóa thuộc diện điều tra là một số sản phẩm thép cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim; chưa được gia công quá mức cán nóng, độ dày từ 1.2mm đến 25.4mm, chiều rộng không quá 1,880mm; không có lớp mạ hay tráng phủ; có phủ dầu hoặc không phủ dầu; hàm lượng carbon dưới 0.60% tính theo khối lượng. Theo quy định của luật Ngoại thương và Nghị định 10/2018/NĐ-CP, căn cứ vào kết luận điều tra sơ bộ, cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không vượt quá biên độ phá giá trong kết luận điều tra sơ bộ. Hiện nay, các nước trong khu vực có như Thái Lan và Indonesia đã áp dụng biện pháp phòng vệ với thép cán nóng Trung Quốc. Lượng sản xuất của Thái Lan và Indonesia chỉ đáp ứng lần lượt là 43% và 65% nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, từ 2019 hai quốc gia này đã có thuế chống bán phá giá bên cạnh thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đang duy trì.
Nhu cầu trong nước suy yếu cùng với các rào cản thương mại từ nước ngoài đang tạo ra một môi trường kinh doanh đầy thách thức cho ngành thép. Tình hình này không chỉ gây áp lực lên hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, mà còn khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng vọt 20.6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.58 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm.
Thị trường thép toàn cầu vẫn đang suy yếu dù đã kết thúc mùa hè, mùa tiêu thụ thấp điểm truyền thống. Nhu cầu vẫn yếu kém ở khắp nơi trong khi nguồn cung cao kéo giá giảm liên tục những tháng qua. Tại thị trường Châu Âu, giá đã giảm mạnh hơn các dự báo và ban đầu và các yếu tố cơ bản thị trường yếu sẽ còn ảnh hưởng xấu đến triển vọng năm sau như nhu cầu yếu, giá năng lượng cao, lạm phát dai dẳng, bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị, cuộc khủng hoảng sản xuất ảnh hưởng đến các ngành sử dụng thép lớn nhất, bao gồm xây dựng và ô tô. Theo thông tin từ trang Kallanish Steel, các mặt hàng thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ đều đang giảm, trong đó chi phí sản xuất cán nguội có thể gần bằng cuộn mạ kẽm. Việc cán lại đòi hỏi phải gia nhiệt lại, trong khi quy trình mạ HRC chịu tác động của nhiệt trong quá trình ngâm kẽm. Thông thường, cuộn mạ kẽm nhúng nóng có xu hướng cao hơn ít nhất 100 Euro/tấn (110 USD/tấn) so với HRC và CRC cao hơn khoảng 80 Euro/tấn. Hiện tại, theo Kallanish, giá chào HRC Châu Âu vào khoảng 580 Euro/tấn xuất xưởng còn CRC là 660-670 Euro/tấn. HDG chào khoảng trên 700 Euro/tấn. Khoảng tháng trước, mặt hàng CRC cũng đã giữ ở mức trên 700 Euro/tấn nhưng sau đó giảm mạnh. Trong nhiều tháng qua, các nhà máy ở Châu Âu không mấy quan tâm đến việc sản xuất CRC vì áp lực nhập khẩu. Thêm vào đó, nhu cầu thấp từ ngành ô tô đã gây áp lực mạnh cho mặt hàng CRC. Theo Kallanish thì nhu cầu ngành ô tô đã thấp hơn 10-15% so với năm ngoái.
Thị trường thép châu Á đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong quý 3 năm nay.
Giá quặng sắt sắp ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2024 khi thị trường thép Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến sẽ trình lên Chính phủ vào tháng 9/2024.
Thị trường thép Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có, với giá cả sụt giảm mạnh và triển vọng ảm đạm kéo dài đến năm 2025. Đây là nhận định mới nhất từ các chuyên gia phân tích của BofA Securities, phản ánh tình trạng "mùa đông khắc nghiệt" mà ngành công nghiệp này đang phải đối mặt. Trong tuần qua, giá xuất khẩu thép từ Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 31 USD xuống còn 449 USD/tấn, trong khi giá thép thanh giảm 28 USD xuống 462 đô la/tấn. Sự sụt giảm này không chỉ phản ánh tình trạng dư thừa nguồn cung mà còn cho thấy nhu cầu yếu kém trên toàn thị trường. Biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng đang chịu áp lực nặng nề. Mặc dù biên lợi nhuận tiền mặt giao ngay cho thép thanh có cải thiện nhẹ, nhưng vẫn ở mức âm 45 nhân dân tệ/tấn. Tình hình còn tệ hơn đối với HRC, với biên lợi nhuận âm 23 Nhân dân tệ/tấn, sau khi giảm 112 Nhân dân tệ trong tuần qua. Trước tình hình này, nhiều nhà sản xuất thép đã chủ động cắt giảm sản xuất. Mysteel báo cáo rằng tỷ lệ sử dụng công suất lò cao trong số 247 nhà sản xuất thép được theo dõi đã giảm xuống 85.92% trong khoảng thời gian từ 9-15/08. Hu Wangming, Chủ tịch Tập đoàn Thép Baowu Trung Quốc - công ty thép lớn nhất thế giới - đã không ngần ngại sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ để mô tả tình hình hiện tại. Ông ví von giai đoạn này như một "mùa đông khắc nghiệt" có thể "dài hơn, lạnh hơn và khó chịu đựng hơn chúng ta mong đợi." Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này nằm ở sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường bất động sản Trung Quốc - vốn chiếm tới 29% nhu cầu thép của nước này trong năm 2023. Số liệu cho thấy số lượng khởi công xây dựng mới đã giảm 52% so với đỉnh điểm năm 2021, và xu hướng này vẫn tiếp tục với mức giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2024. Không chỉ có vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng - một nguồn nhu cầu thép quan trọng khác - cũng đang yếu đi. Các dự án lớn đang gần hoàn thành và có rất ít sáng kiến mới trên chân trời. Các chuyên gia của BofA dự đoán rằng tình trạng này có thể kéo dài đến tận năm 2025, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về nhu cầu. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ cho các nhà sản xuất thép Trung Quốc mà còn cho toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến ngành công nghiệp này.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng vào tháng trước, do nhu cầu yếu buộc ngành công nghiệp này phải cắt giảm mạnh sản lượng trong bối cảnh lợi nhuận sụt giảm. Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép Sản lượng thép trong tháng 7 của Trung Quốc giảm khoảng 9%. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng thép trong tháng 7 giảm khoảng 9% xuống còn 82,94 triệu tấn, mức thấp nhất được báo cáo trong năm 2024. Tổng sản lượng trong 7 tháng đầu năm là 613,72 triệu tấn, giảm 2,2% so với năm trước. Sự suy thoái kéo dài của thị trường bất động sản và hoạt động sản xuất thu hẹp đã đẩy giá thép trong nước giảm mạnh và làm gia tăng căng thẳng thương mại khi một lượng lớn thép Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới. Nhà sản xuất thép hàng đầu của quốc gia này đã cảnh báo vào thứ Tư (14/8) rằng ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn so với các cuộc suy thoái năm 2008 và 2015. Xu Xiangchun, một nhà phân tích của Mysteel Global, người dự kiến sản lượng sẽ giảm thêm vào tháng 8, cho biết: "Sản lượng thường giảm khi nhu cầu sụt giảm vào mùa hè do thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, tuy nhiên mức giảm trong tháng 7 lớn hơn dự kiến". “Tâm lý thị trường thực sự bi quan”, ông nói. “Các nhà máy đang đồng loạt thua lỗ, nhưng giá thép không có dấu hiệu ổn định”. Có rất ít tín hiệu tích cực từ lĩnh vực bất động sản. Đầu tư xây dựng là trụ cột chính của nhu cầu trên thị trường thép, nhưng doanh số bán nhà mới đang trong tình trạng trì trệ kéo dài và tình trạng tịch biên nhà đang gia tăng, tạo ra ít động lực cho các nhà đầu tư xây dựng mới. Cục Thống kê cho biết, giá nhà tiếp tục giảm vào tháng 7, mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại. Thêm vào đó, chính phủ không có các chính sách hỗ trợ sự suy giảm bằng cách tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, điều đã giúp giải cứu thị trường trong những đợt suy thoái trước đó. Kết quả là mức tiêu thụ thép của Trung Quốc có thể giảm tới 3% vào năm 2024 sau mức giảm tương tự vào năm ngoái, theo Bloomberg Intelligence. Các quy định chất lượng nghiêm ngặt hơn đối với một số sản phẩm, bao gồm cả thép cây dùng trong xây dựng, có thể khiến việc cắt giảm sản lượng lan rộng. Các quy định mới của chính phủ có hiệu lực vào ngày 25/9, khuyến khích các nhà máy hạn chế sản lượng và giải phóng các kho vật liệu cũ trước khi bị quá hạn. Ngành công nghiệp thép tại Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư thừa công suất trong nhiều năm. Trong nỗ lực kiểm soát khí thải, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế sản lượng ở mức bằng hoặc thấp hơn mức của năm trước sau khi sản lượng tăng vọt vào năm 2020 lên hơn 1 tỷ tấn. Mục tiêu này có thể dễ dàng đạt được trong năm nay do quy định siết nguồn cung ứng đối với các nhà máy đang tìm cách củng cố biên lợi nhuận của mình. Điều này cũng hỗ trợ cho các quốc gia đang phải vật lộn với tác động của hàng xuất khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, giá quặng sắt tương lai đã phục hồi được thúc đẩy bởi dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến từ quốc gia tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc, mặc dù những lo ngại dai dẳng về nhu cầu và nguồn cung cao đã khiến giá tiếp tục giảm trong tuần. Hợp đồng quặng sắt giao dịch nhiều nhất vào tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã từ bỏ một số mức tăng trước đó để kết thúc phiên giao dịch trong ngày tăng 0,27% lên mức 741,5 CNY (tương đương 103,43 USD)/tấn, ghi nhận mức giảm 2,6% trong tuần. Giá quặng sắt chuẩn giao tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,05% lên 101 USD/tấn, nhưng đã giảm 2,7% cho đến nay trong tuần này. Dữ liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc vào tháng 7 tăng nhanh hơn dự kiến do Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực tiêu dùng yếu kém của mình trước sự phục hồi kinh tế không ổn định, mặc dù tình trạng giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn. Sản lượng bột nóng trung bình hằng ngày của các nhà sản xuất thép được khảo sát đã giảm 2,1% so với tuần trước xuống còn khoảng 2,32 triệu tấn tính đến ngày 9/8, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy. Động lực chính cho sự suy thoái này là nhu cầu thép hạ nguồn yếu, các nhà phân tích tại Jinrui Futures cho biết trong một lưu ý. Giá các thành phần sản xuất thép khác trên DCE đã giảm, với giá than cốc và than luyện cốc lần lượt giảm 0,32% và 1,03%. Giá thép chuẩn trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đã xóa bỏ mức tăng trước đó. Giá thép cây giảm 0,27%, giá thép cuộn giảm 0,72%, giá thép thanh giảm 1,39% và giá thép không gỉ giảm 0,32%.
Cuộc khủng hoảng thừa của ngành thép Trung Quốc có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu... Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Cuộc khủng hoảng thừa thép ở Trung Quốc chưa hề có dấu hiệu cải thiện, thậm chí đang trở nên nghiêm trọng thêm - hãng tin Bloomberg cho hay. Tình trạng sụt giảm kéo dài suốt mấy năm qua của thị trường bất động sản Trung Quốc đã làm suy yếu nguồn cầu lớn nhất của các nhà sản xuất thép nước này - ngành công nghiệp với sản lượng hàng năm lên tới hàng tỷ tấn. Hiện tại, khủng hoảng địa ốc Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu sắp kết thúc. Vì vậy, giá thép ở nước này vẫn trượt dốc, lợi nhuận của các nhà sản xuất thép tiếp tục thu hẹp, và nhà chức trách cũng không đưa ra biện pháp hỗ trợ nào đáng kể cho ngành này trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc nền kinh tế trong dài hạn. Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp đột phá nào cho vấn đề bất động sản, và cũng chưa có sự bùng nổ đầu tư nào cho cơ sở hạ tầng để có thể duy trì mức tiêu thụ thép. Trong khi Chính phủ về việc thúc đẩy tiêu dùng và các ngành công nghệ cao, nhu cầu thép ở nước này được dự báo sẽ giảm trong năm nay. “Không có nhiều tin tốt cho ngành thép Trung Quốc và tình trạng suy thoái bất động sản ở nước này sẽ kéo dài nhiều năm nữa. Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy rõ là quan điểm của họ về kích cầu bây giờ rất khác trước”, ông Tomas Gutierrez - nhà phân tích tại công ty Kallanish Commodities Ltd. - nhận định. Cuộc khủng hoảng thừa của ngành thép Trung Quốc có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, với giá quặng sắt bị đẩy xuống thấp và nước này đẩy mạnh xuất khẩu thép, dẫn tới xung đột thương mại. Dưới đây là 4 nét chính của khủng hoảng ngành thép Trung Quốc, do Bloomberg điểm lại: NHU CẦU GIẢM SÚT “Thủ phạm” khiến ngành thép Trung Quốc điêu đứng chính là khủng hoảng bất động sản kéo dài. Nhu cầu thép xây dựng ở Trung Quốc được dự báo giảm 10% trong năm nay - theo Kallahnish. Sự sụt giảm này sẽ kéo tỷ trọng của ngành bất động sản trong tổng nhu cầu thép ở Trung Quốc xuống còn khoảng 1/4 - một mức rất thấp so với bình quân của 2 thập kỷ. Trái lại, nhu cầu thép của những lĩnh vực khác ở Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng, chẳng hạn ngành thiết bị gia dụng hoặc đóng tàu. Tuy nhiên, nhu cầu thép những lĩnh vực này vẫn chưa đủ lớn để bù đắp sự suy giảm nhu cầu thép của lĩnh vực bất động sản. Kallanish dự báo tổng nhu cầu thép ở Trung Quốc giảm 1% trong năm 2024. “Nhu cầu thép đang thực sự yếu. Trong lúc các địa phương nặng nợ của Trung Quốc vẫn tập trung vào giảm nợ, cộng thêm việc không có nhiều dự án khả thi, đầu tư vào hạ tầng không phải là lý tưởng vào lúc này”, nhà phân tích Wei Ying của công ty China Industrial Futures Ltd. nhận định. GIÁ THÉP LAO DỐC Nhu cầu thép chậm lại đã gây ra tình trạng giá thép sụt giảm trong những tháng gần đây. Giá thép cây dùng trong xây dựng hiện đang ở mức rẻ nhất kể từ năm 2017, trong khi thép cuộn cán nóng dùng trong ô tô và đồ gia dụng chạm mức thấp nhất 4 năm. Nhiều nhà sản xuất có chi phí cao hơn đang thua lỗ trên mỗi tấn thép được xuất xưởng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đang gây áp lực giảm lên giá thép. Việc Chính phủ Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng mới cho thép cây có khả năng sẽ làm cho hàng tồn kho hiện có khó bán hơn. Theo công ty nghiên cứu Mysteel Global, điều này đã gây ra một số đợt bán tháo thép trước khi các quy định mới có hiệu lực vào tháng 9 năm nay. ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG THÉP TOÀN CẦU Tập đoàn ArcelorMittal SA, nhà sản xuất thép lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, cho biết dòng thép xuất khẩu chảy mạnh từ quốc gia châu Á này đang là một vấn đề đối với ngành thép toàn cầu, đẩy giá thép ở Mỹ và châu Âu xuống dưới giá thành. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ cao nhất kể từ năm 2016 và chính phủ nhiều nước cũng chia sẻ mối lo ngại của Arcelor. Thép Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Mỹ Latinh đã gây ra phản ứng thương mại ở khu vực này. Các nước Mỹ Latin đang nối tiếp nhau hành động giống như Mỹ và châu Âu là áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có thép, dù mối quan hệ giữa các quốc gia này với Bắc Kinh cho tới gần đây vẫn nồng ấm. Hồi tháng 4-5, Mexico, Chile và Brazil đã tăng thuế quan - thậm chí có trường hợp tăng hơn gấp đôi - đối với các sản phẩm thép Trung Quốc. Nhà sản xuất thép và quặng sắt Cap SA của Chile có kế hoạch đóng cửa nhà máy, cho rằng mức thuế quan mới mà nước này đối với các sản phẩm thép Trung Quốc không đủ để đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động sản xuất thép ở Chile. TÁC ĐỘNG TỚI GIÁ QUẶNG SẮT Cuộc suy thoái của ngành thép Trung Quốcđã tác động đến giá quặng sắt trên thị trường thế giới trong năm nay, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quản kinh doanh của các gã khổng lồ khai thác mỏ như BHP Group Ltd. và Rio Tinto Group. Giá quặng sắt trên hợp đồng tương lai ở Singapore đã giảm hơn 25% kể từ cuối năm 2023 và trầy trật duy trì trên ngưỡng quan trọng 100 USD/tấn. Lượng tồn kho quặng sắt tại các hải cảng của Trung Quốc thường giảm vào thời gian giữa năm. Nhưng năm nay, lượng tồn kho đó tháng nào cũng tăng, đạt hơn 150 triệu tấn. Sự gia tăng của lượng quặng tồn sẽ gây áp lực giảm lên giá quặng sắt, đặc biệt với áp lực ngày càng lớn đòi hỏi cắt giảm sản lượng nhiều hơn tại các nhà máy thép ở Trung Quốc, bao gồm áp lực từ việc Chính phủ nước này muốn hạn chế lượng khí thải. Bà Vicky Wei, trưởng phân tích tại công ty nghiên cứu Horizon Insights cho biết một số nhà sản xuất thép Trung Quốc gần đây đã cắt giảm mạnh sản lượng, giúp giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Nhưng về thời gian tới, nhu cầu thép ở Trung Quốc khó cải thiện “trừ khi có các biện pháp kích thích mới” - bà Wei nói.
Để bảo vệ sản xuất trong nước, hàng loạt quốc gia đang tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Việt Nam cũng cần tăng cường các biện pháp PVTM trước sức ép của hàng nhập ngày càng lớn, đe doạ sản xuất trong nước. Liên tục dùng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ Ngoại thương Thái Lan (DFT) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá 30,91% đối với thép cuộn cán nóng (HRC) có thêm hợp kim từ Trung Quốc, theo ghi nhận của Kallanish. Đây là sự mở rộng các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) mà chính phủ Thái Lan đang áp dụng đối với thép cuộn cán nóng của Trung Quốc. Trước đó, DFT đã mở một cuộc điều tra chống lẩn tránh đối với thép cuộn cán nóng hợp kim từ 17 nhà sản xuất ở Trung Quốc từ ngày 16/9/2023. Bộ đang điều tra liệu các sản phẩm này có lẩn tránh các mức thuế CBPG hiện có bằng cách thêm hợp kim vào các sản phẩm thép cuộn cán nóng và nhập khẩu dưới các mã HS khác nhau hay không. Theo Hiệp hội sắt thép Đông Nam Á (SEAISI), sản lượng sản xuất thép cuộn cán nóng của Thái Lan năm 2022 đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ (5,4 triệu tấn), còn lại phải nhập khẩu. Dù vậy, từ năm 2021, Thái Lan vẫn áp thuế CBPG với thép cuộn cán nóng không hợp kim nhập khẩu từ 18 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó mức thuế áp dụng với HRC Trung Quốc là 30,91% để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. Câu chuyện của Thái Lan không phải là đơn lẻ. Những năm gần đây, khi hàng rào thuế quan được thu hẹp, các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp PVTM. Hàng Việt Nam cũng thường xuyên chịu áp lực này khi xuất khẩu sang các nước. Ngay như với mặt hàng thép, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Tại hội thảo “Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế” chiều ngày 6/8 do Ban Quản lý Chương trình WTO Chair giai đoạn 3 tại trường Đại học Ngoại thương tổ chức, các chuyên gia cũng đã cảnh báo về việc các quốc gia đang tăng cường áp dụng các biện pháp PVTM với hàng nhập ngoại có nguy cơ đe doạ nền sản xuất trong nước. Liệt kê các xu hướng đang được các nước áp dụng, TS Hoàng Ngọc Thuận, Phó trưởng ban Quản lý Chương trình WTO Chair giai đoạn 3 cho rằng: Xu hướng gần đây các quốc gia đang áp dụng rất nhiều là chống lẩn tránh thuế. Xu hướng thứ hai là áp dụng vừa chống phá giá, vừa chống trợ cấp. Xu hướng thứ ba, khi phát hiện thấy mặt hàng xuất khẩu đến từ nhiều quốc gia khác nhau, song lượng xuất khẩu không lớn, chính vì thế việc kiện nhiều quốc gia cùng lúc sẽ đạt yêu cầu về lượng tối thiểu. Xu hướng thứ tư, là hiệu ứng domino, tức là khi một mặt hàng xuất khẩu bị một quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại thì có thể sẽ dẫn đến một số quốc gia nhập khẩu khác cũng sẽ áp dụng các biện pháp PVTM tương tự với mặt hàng đó dựa trên việc các quốc gia khác đã khởi kiện thành công. “Gần đây có một xu hướng thứ năm là họ áp dụng một số biện pháp đặc biệt. Ví dụ từ 2018 Tổng thống Hoa Kỳ đã vận dụng Mục 232 của Đạo luật thương mại mở rộng, khi hàng hoá nhập khẩu có ảnh hưởng an ninh quốc gia thì áp dụng mức thuế ngay lập tức. Kể từ khi vận dụng điều đó, Hoa Kỳ đã áp dụng với một số mặt hàng, đương nhiên mức thuế tương đối cao, từ hai con số trở lên”, ông Hoàng Ngọc Thuận điểm lại. Nhấn mạnh chúng ta phải bảo vệ được những gì chúng ta sản xuất được, ông Tô Thái Ninh, Trưởng phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: Một trong những tác dụng lớn của biện pháp PVTM là giúp chúng ta lập lại môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Bởi vì biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp giúp chúng ta ngăn chặn hành vi bán phá giá và hành vi bán hàng vào nước ta được nước xuất khẩu trợ cấp. Việc trợ cấp này làm cho hàng hoá đó có lợi thế cạnh tranh nhất định với hàng hoá chúng ta sản xuất trong nước. Họ được trợ giá nên giá của họ rất thấp và gây ra tác động tiêu cực đến nền sản xuất, chúng ta không bán được hàng, thua thiệt trên sân nhà. “Khi chúng ta áp dụng các biện pháp PVTM thì chúng ta ngăn chặn được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh… Hàng năm, các biện pháp PVTM đã được áp dụng giúp tăng ngân sách nhà nước 1.500-2.000 tỷ đồng từ thuế PVTM”, đại diện Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp cho biết. Lãnh đạo doanh nghiệp phải sẵn sàng Ông Lê Sỹ Giảng, Giám đốc điều hành GH Consults (GHC) chia sẻ: Xuất phát điểm của biện pháp PVTM là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất của các quốc gia. Xuất phát điểm như vậy nên khi hai bên đi vào “cuộc chiến” ở một thị trường như Việt Nam, thì chúng ta phải chuẩn bị làm hồ sơ, cũng như tận dụng công cụ mang tính pháp luật này một cách hiệu quả. Ông Giảng lưu ý, trước khi đi vào chi tiết liên quan hồ sơ dữ liệu doanh nghiệp, thì đầu tiên phải là tinh thần của lãnh đạo doanh nghiệp vì đây là "cuộc chiến" giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Các ông chủ doanh nghiệp phải sẵn sàng tinh thần chiến đấu với doanh nghiệp nước ngoài, còn nếu không có tinh thần đó thì rất khó vì đây không phải câu chuyện của một doanh nghiệp đơn lẻ, mà là câu chuyện của ngành. Ví dụ ngành thép Việt Nam đấu với ngành thép các nước, thì ông chủ doanh nghiệp phải xác định được chúng ta phải quyết tâm làm. Còn tinh thần không có thì không giải quyết được việc gì. Tham gia vào một vụ kiện PVTM là điều không đơn giản, bởi vì đây là một công cụ mang tính pháp lý rất sâu, việc tập hợp dữ liệu không phải chỉ của 1 doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp trong ngành, cần rất nhiều thời gian. “Phải xác định bộ dữ liệu ấy là trung thực, hai là dữ liệu doanh nghiệp phải được chuẩn bị đúng form, mẫu, đúng deadline. Nếu đi kiện mà mình lôm côm thì đâu được. Kê khai trung thực thì bảo vệ mới dễ. Ông nói không đúng thì đi bảo vệ rất khó”, ông Giảng góp ý với các doanh nghiệp.
Giá thép cây Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm trong tuần qua. Tuy nhiên, niềm tin của thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, nhờ vào việc các nhà máy thép cắt giảm sản lượng gần đây. Tại Thượng Hải vào chiều thứ Sáu, thép cây HRB400 20mm được giao dịch ở mức 3,100-3,130 NDT/tấn (430-434 USD/tấn), giảm 20 NDT/tấn so với tuần trước. Hợp đồng thép cây tháng 10/2024 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đóng cửa ở mức 3,379 NDT/tấn cùng ngày, tăng 24 NDT/tấn so với thứ Năm và cao hơn 8 NDT/tấn so với một tuần trước đó. Với tiêu chuẩn thép cây mới có hiệu lực vào cuối tháng 9 và lượng thép cây tiêu chuẩn cũ tồn kho vượt xa nhu cầu hiện tại, các thương nhân đã nhanh chóng giảm giá bán để thanh lý hàng tồn kho. Điều này đã khiến giá thép cây giảm mạnh trong ba tuần qua. Giá thép cây Trung Quốc hiện đã giảm xuống dưới giá phôi. Vào thứ sáu, giá phôi thép trong nước Đường Sơn giữ ở mức 3,130 NDT/tấn. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá thép cây đã chậm lại trong tuần khi tâm lý thị trường cải thiện. Sự phục hồi niềm tin này diễn ra sau thông báo từ một số nhà máy thép Trung Quốc về việc cắt giảm sản lượng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng chục nhà máy thép Trung Quốc đã công bố kế hoạch vào tháng 7 và tháng 8 để cắt giảm sản lượng thép xây dựng, có khả năng cắt giảm nguồn cung thị trường hơn 3 triệu tấn thép dài xây dựng. Sự kết hợp giữa việc giảm tồn kho nhanh chóng và cắt giảm sản lượng dự kiến sẽ làm giảm bớt áp lực cung trong bối cảnh áp dụng tiêu chuẩn mới, thúc đẩy kỳ vọng về sự phục hồi giá sau đó. Ba nhà sản xuất thép xây dựng lớn ở miền đông Trung Quốc, Shagang, Zenith và Yonggang, đã công bố giảm giá xuất xưởng của họ mỗi nhà máy 100-150 NDT/tấn vào đầu tháng 8. Ngoài ra, họ sẽ cung cấp trợ cấp 170-240 NDT/tấn cho các đại lý để bù đắp cho khoản lỗ phát sinh vào cuối tháng 7. Các nhà máy dự kiến thị trường thép xây dựng sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm trong ngắn hạn.
Sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước thực sự khó khăn, khi vừa phải đối diện áp lực do hàng giá rẻ nhập từ nước ngoài tràn vào, thì nay lại đối diện với tin nóng sắp bị Ủy ban châu Âu kiện điều tra chống bán phá giá. Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Phòng vệ thương mại cho hay, trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ gửi cho các bên liên quan các tài liệu gồm Đơn yêu cầu, Quyết định khởi xướng điều tra và Bản câu hỏi điều tra. Phía EC yêu cầu cung cấp danh sách đầy đủ về địa chỉ, người liên hệ, email của nhà xuất khẩu thép trong đơn khiếu nại, chậm nhất ngày 5/8/2024. Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp. Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép... Những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Úc… Thông tin từ một doanh nghiệp sản xuất thép lớn trong nước cho biết, sản lượng sản xuất thép HRC (thép tấm cuộn cán nóng) của công ty này trong quý II/ 2024 giảm 10% so với quý I/ 2024. Nguyên nhân được xác định đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Một lượng thép HRC nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh gây sức ép lớn cho việc tiêu thụ thép HRC của doanh nghiệp này. Còn đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, giá HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên một nhịp ngắn hạn trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II/ 2024. Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thử thách đến từ tình trạng dư thừa thép cuộn cán nóng cũng như tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu. Dữ liệu từ cơ quan thống kê cũng cho biết, thời gian gần đây thép HRC giá rẻ liên tục tràn vào Việt Nam. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Kim ngạch nhập khẩu thép HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD. Đáng chú ý, sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác 45 - 108 USD/tấn. Tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng diễn ra trung tuần tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của hoạt động nhập khẩu thép, tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời bảo vệ doanh nghiệp tại thị trường nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật. Bên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời, hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại sản phẩm thép ở nước ngoài.
Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, ngày 30/7/2024, cơ quan này nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, EC sẽ gửi các bên liên quan các tài liệu gồm đơn yêu cầu, quyết định khởi xướng điều tra và bản câu hỏi điều tra. Phía EC yêu cầu cung cấp danh sách đầy đủ về địa chỉ, người liên hệ, email của nhà xuất khẩu thép trong đơn khiếu nại, chậm nhất ngày 5/8/2024. Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp. Dữ liệu từ Bộ Công thương, năm 2023, EU điều tra 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mới với thép không gỉ cán nguội và tiếp tục rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép. Cụ thể, ngày 14/8/2023, Bộ Công thương nhận được thông tin về việc EU khởi xướng hai vụ việc điều tra CLT thuế CBPG và CTC đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam, Đài Loan - Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vụ việc này, hầu hết các doanh nghiệp lớn đã tham gia hợp tác đầy đủ. Bộ Công thương cũng phối hợp cung cấp các thông tin, dữ liệu đúng hạn theo yêu cầu của EU. Vụ việc đang trong quá trình điều tra. Cùng đó, Ủy ban Tự vệ thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo về việc EU tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ thêm một năm (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/6/2024). Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch chung với các nước khác theo từng quý đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang EU . Sau đó, EU có thể tiến hành rà soát để tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ thêm tối đa là 2 năm hoặc chấm dứt biện pháp
Bộ Công Thương cho biết bên yêu cầu điều tra đã cung cấp các cơ sở chứng cứ để chúng minh hành vi bán phá giá của hàng hoá, xác định biên độ phá giá của HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ở mức 27,83%. Ngày 26/7, Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Bộ Công Thương cho biết bên yêu cầu điều tra đã cung cấp các cơ sở chứng cứ để chúng minh hành vi bán phá giá của hàng hoá, xác định biên độ phá giá của HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ở mức 27,83%. Trước đó, ngày 19/3, Hoà Phát và Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc. Thép HRC của Hoà Phát (Ảnh: H.Mĩ) Trong 6 tháng đầu năm, lượng thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, đạt khoảng 5 triệu tấn, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Nhu cầu thép HRC trong nước tăng cao trong thời gian qua. Hoạt động sản xuất tiêu thụ của các dòng thép hạ nguồn sử dụng nguyên liệu đầu vào HRC như tôn mạ, ống thép phục hồi mạnh trở lại khiến tổng nhu cầu HRC của sản xuất trong nước tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 7,4 triệu tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, bán hàng tôn mạ tăng 35% trong nửa đầu năm nay lên 2,7 triệu tấn. Ngoài ra, tiêu thụ thép cán nguội cũng ghi nhận mức tăng tương tự lên 1,2 triệu tấn. Tiêu thụ mạnh ở các mặt hàng này một phần do Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến chính sách lĩnh vực bất động sản. Nhu cầu tăng trong khi khả năng sản xuất trong nước từ hai doanh nghiệp là Hoà Phát và Formosa cung ứng ra thị trường nội địa khoảng 2,1 triệu tấn. Hiện tại, Hoà Phát và Formosa là hai doanh nghiệp duy nhất sản xuất thép HRC với công suất tối đa khoảng 8 triệu tấn/năm, thấp hơn nhu cầu trong nước khoảng 12 triệu tấn/năm. Việc nhập khẩu thép HRC tăng cao khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước lo ngại về những tác động về thị phần trong tương lai. Theo Hoà Phát, thị phần bán hàng nội địa của hai nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023 vì ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu. Thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023. Hai nhà sản xuất HRC trong nước lo ngại về xu hướng nhập khẩu HRC có thể tiếp tục tăng trongbối cảnh khủng hoảng thừa của Trung Quốc.
Kế hoạch đưa ra tiêu chuẩn cốt thép mới ở Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà máy và công ty thương mại bán kho dự trữ, đẩy giá thép xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm. Tiêu chuẩn quốc gia mới do Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc (SMRA) công bố vào ngày 25/6 và có hiệu lực từ ngày 25/9, sẽ nâng cao yêu cầu chất lượng và thắt chặt dung sai. Theo ước tính của thị trường, các quy định mới có khả năng làm tăng chi phí sản xuất thêm 20-30 nhân dân tệ/tấn (2.75-4 USD/tấn). Con số này tương đương với gần 1% giá thị trường hiện tại. Thép cây không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc sẽ bị cấm. Do đó, các nhà sản xuất thép và các công ty thương mại đã bắt đầu bán hết lượng thép cây tồn kho từ giữa tháng 7. Tác động của việc bán tháo đã trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu giảm theo mùa trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, khi nhiệt độ cao và thời tiết mưa làm giảm mức tiêu thụ. Giá thép cây giao ngay Thượng Hải giảm xuống 3,230 NDT/tấn vào ngày 23/7, giảm 5.5% kể từ ngày 25/6 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018. Giá thép cây giảm đã gây ra sự sụt giảm rộng hơn trên thị trường kim loại màu. Giá HRC giao ngay Thượng Hải đã giảm 8.5% trong hai tháng qua xuống còn 3,550 NDT/tấn vào ngày 23/7, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Quặng sắt mịn 62% Fe (ICX) đã giảm 3.20 USD/tấn xuống 100.25 USD/tấn vào ngày 23/7, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Niềm tin người tiêu dùng yếu ở Trung Quốc và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản cũng góp phần khiến giá nhà giảm. Giảm sản lượng Hầu hết các nhà máy Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu thay thế kho cốt thép cũ của họ từ đầu tháng 8 bằng vật liệu mới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn, mang lại một số hỗ trợ tiềm năng cho thị trường. Nhưng các nhà máy đã tăng cường cắt giảm sản lượng do tồn kho cao và giá giảm. Các nhà máy thép cây Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản lỗ 100-150 NDT/tấn sau đợt giảm giá gần đây. Một nhà sản xuất thép ở tỉnh Giang Tây có kế hoạch đóng cửa dây chuyền sản xuất thép cây trong 36 ngày kể từ ngày 23/7, cắt giảm tổng sản lượng thép cây 150,000 tấn. Các nhà sản xuất lớn khác cũng đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng từ cuối tháng 7 để giảm nguồn cung. Một nhà sản xuất lớn ở phía đông Trung Quốc cho biết họ dự kiến lượng thép cây tồn kho cũ sẽ được tiêu thụ hết trước giữa tháng 8. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường cho biết, ngành xây dựng của Trung Quốc sẽ khó có thể tiêu thụ hết lượng thép cây tồn kho của các nhà máy và công ty thương mại trong hai tháng trước khi các tiêu chuẩn mới được thực thi. Các hiệp hội thép địa phương, bao gồm hiệp hội Thép Hàng Châu và hiệp hội Thép Ninh Ba, đã kêu gọi chính quyền hoãn các tiêu chuẩn mới để các nhà máy và thương nhân có thêm thời gian bán hết hàng tồn kho. Hiệp hội Thương mại Vật liệu Kim loại Quốc gia Trung Quốc (CAMT) đã gửi thư công khai tới SMRA vào ngày 23/7, yêu cầu trì hoãn các tiêu chuẩn mới đến ngày 1/ 1/2025. Những người tham gia thị trường cho biết, Trung Quốc đã đưa ra thông báo trước 8 tháng về lần thay đổi cuối cùng đối với tiêu chuẩn thép cây vào năm 2018, vì vậy 3 tháng là không đủ thời gian để các thương nhân và nhà máy điều chỉnh. CAMT cho biết: “Giá sẽ không ngừng giảm cho đến khi các thương nhân ngừng bán phá giá”.
Thị trường thép cuộn cán nóng toàn cầu tiếp tục chạm mức thấp nhất trong nhiều năm trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục suy yếu ở các khu vực sản xuất và tiêu thụ chính. Điểm HRC thép toàn cầu đã đạt mức thấp hàng loạt là 551.66 USD/tấn vào ngày 23/7 khi giá nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc lần lượt chạm mức thấp nhất trong ba và bốn năm. Các nhà máy Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu khối lượng lớn sản phẩm thép tấm trong bối cảnh thị trường nội địa yếu đi. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, nhà sản xuất lớn nhất thế giới đã xuất khẩu 15.6 triệu tấn HRC so với 10.4 triệu tấn trong sáu tháng đầu năm ngoái và đạt kỷ lục 23.9 triệu tấn so với cả năm ngoái. Theo Ngân hàng Macquarie, đã có sự thay đổi lớn về nhu cầu thép của Trung Quốc trong những năm gần đây, với các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm dẹt hiện chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn hơn bất động sản và cơ sở hạ tầng. Niềm tin của người tiêu dùng yếu - một phần liên quan đến tình trạng suy thoái đang diễn ra trên thị trường bất động sản - có nghĩa là xuất khẩu là van quan trọng đối với các nhà máy sản xuất tấm dẹt của đất nước. Kết quả là sự yếu kém của Trung Quốc đang phủ bóng đen vào thời điểm nhu cầu yếu ở các khu vực khác. Tom Price, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng đầu tư Panmure Liberum, nói: “Điều gì có thể buộc Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu thép đang tăng vọt? Có lẽ thuế quan trong khu vực sẽ tăng vọt”. Panmure Liberum dự báo giá HRC trung bình là 642 USD/tấn trong tháng 9, giảm xuống còn 616 USD/tấn trong tháng 12. Đã có tin đồn rằng Việt Nam có thể bắt đầu điều tra bán phá giá đối với HRC Trung Quốc, sau khi cuộc điều tra đối với thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng được bắt đầu. Việt Nam đã mua 4.4 triệu tấn HRC của Trung Quốc trong năm nay, so với 6.1 triệu tấn năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ, một thị trường trọng điểm khác của HRC Trung Quốc, cũng đã bắt đầu điều tra bán phá giá. Lại có tin đồn về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép chưa nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), điều này có thể làm giảm xuất khẩu từ cuối tháng 7.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng mạnh khi các nhà sản xuất thép nước này đẩy mạnh sản lượng dư thừa ra thị trường quốc tế do nhu cầu nội địa ảm đạm. Điều này khiến một số quốc gia cân nhắc mở điều tra chống bán phá giá...
Ngày 17/7, diễn biến chung của thị trường thép Trung Quốc ở mức trung bình, hầu hết các mặt hàng đều duy trì mức giá ổn định. Các mặt hàng đang hoạt động như thép cây và thép cuộn cán nóng ít thay đổi, phản ánh tâm lý thị trường được quan sát thận trọng và khối lượng giao dịch vừa phải. Thị trường vẫn trong thế tiến thoái lưỡng nan, bị ảnh hưởng nặng nề bởi định hướng chính sách và các yếu tố bên ngoài hơn là cung cầu cơ bản.
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã chậm lại trong nửa đầu năm nay, do đầu tư chậm lại và tiêu dùng yếu hơn, đe dọa nhu cầu năng lượng và tài nguyên.
Ngày 16/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; giá quặng sắt tăng nhờ hy vọng kích thích của Trung Quốc.
Sản lượng thép thô tháng 6 giảm 1,3%; tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng thép thô nửa đầu năm giảm 1,1%. Sản lượng tháng 7 có thể cao hơn tháng 6 nhờ các nhà phân tích nhu cầu cải thiện.
6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu đạt gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023 bằng 173% sản xuất trong nước. Theo dữ liệu Hải quan, tháng 6/2024, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), bằng 151% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 77%. Về giá HRC nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45- 108USD/tấn. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép cán nóng nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Sản lượng nhập khẩu HRC 6 tháng bằng 173% sản xuất trong nước Nhập khẩu thép cuộn cán nóng giá rẻ của Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh (Ảnh minh họa) Giá trị kim ngạch nhập khẩu HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ đô la Mỹ, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ đô la Mỹ. Các mác thép nhập khẩu chủ yếu là Q195, Q235. Những mác thép này có giá thấp hơn ASTM, SPHC và các mác khác từ 74-97 USD/tấn. Thép cuộn cán nóng (HRC) là thép nền - nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép, tôn mạ, thép kết cấu, vỏ container và nhiều sản phẩm hạ nguồn khác. Ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết, tình trạng dư cung ở Trung Quốc dẫn tới việc nước này chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như Indonesia. Nước này sẽ sớm áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc để giảm thiểu tác động của cạnh tranh thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết chính sách này sẽ có hiệu lực sau khi quy định liên quan được ban hành. Thái Lan và Indonesia điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng với Việt Nam. Sản lượng sản xuất thép của hai quốc gia thấp hơn so với nhu cầu trong nước. Lượng sản xuất của Thái Lan, Indo chỉ đáp ứng lần lượt là 43% và 37% nhu cầu tiêu thụ mà từ 2019 hai quốc gia này đã có thuế chống bán phá giá bên cạnh thuế nhập khẩu MFN đang duy trì. Trong khi đó hiện nay Việt Nam năng lực sản xuất HRC đã đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ (8.5/12 triệu tấn) và hiện nay không có thuế nhập khẩu MFN và chưa có hàng rào thuế quan nào khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Việt Nam hiện đang có vị thế dẫn đầu Đông Nam Á về sản xuất thép và đứng Top 12 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Cần có biện pháp kịp thời để bảo vệ sản xuất trong nước. Bộ Công Thương đang thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp trong nước đề nghị điều tra áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian thẩm định theo quy định là 45 ngày kể từ ngày chính thức tiếp nhận hồ sơ đầy đủ (14/6/2024).
Giá xuất khẩu thép dây của Trung Quốc có xu hướng tăng cao trong tuần này, ngay cả khi giao dịch xuất khẩu vẫn trầm lắng. Các nhà xuất khẩu dây thép lớn ở đông bắc Trung Quốc giữ giá xuất khẩu ổn định ở mức 530 USD/tấn fob Trung Quốc trong tuần này, nhưng rất ít giao dịch được ký kết. Một thương nhân nói rằng không có khoản giảm giá bổ sung nào từ các nhà máy trong tuần này. Một thương nhân khác cho biết: “Tâm lý thị trường đã phục hồi vào tháng 7, vì vậy các nhà máy muốn giữ giá ổn định”. Trong khi đó, giá thép dây không hợp kim từ Trung Quốc tăng nhẹ, đặc biệt khi có tin đồn về việc hải quan kiểm tra khiến thị trường lo lắng. Các nguồn tin thị trường cho biết, dây thép cuộn do các nhà máy nhỏ ở tỉnh Hà Bắc sản xuất được giao dịch ở mức 510 USD/tấn cfr Manila vào đầu tuần này, nhưng đến thứ Năm, giá chào này đã tăng 5-10 USD/tấn. Nguyên nhân là do có tin đồn hàng trăm nghìn tấn sản phẩm thép xuất khẩu chưa nộp đủ thuế VAT đang bị cơ quan hải quan tạm giữ. Tuy nhiên, những tin đồn vẫn chưa được xác nhận. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã đạt mức cao lịch sử trong năm nay trong bối cảnh dư cung trong nước. Trong bối cảnh đó, một số nhà xuất khẩu đã trốn tránh nộp đầy đủ thuế giá trị gia tăng hoặc thuế xuất khẩu để giảm giá bán xuất khẩu nhằm thúc đẩy khối lượng. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu thép từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, gây ra các biện pháp bảo hộ thương mại ở một số quốc gia và gây ra khiếu nại từ các thị trường đích. Việc kiểm tra hải quan có thể hạn chế việc xuất khẩu các nguồn tài nguyên giá rẻ, từ đó đẩy giá xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc lên cao.
Ngày 9/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; thép giao kỳ hạn trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục điều chỉnh giảm.
Quặng sắt 62% Fe CFR Trung Quốc của Úc tăng nhẹ vào ngày 2/7, tăng nhẹ 0.35 USD lên 110.15 USD, đạt mức cao kỷ lục kể từ ngày 1/6. Khi lượng mưa lớn chấm dứt ở một số vùng phía nam Trung Quốc, giao dịch thép đã được cải thiện, dẫn đầu trước những biến động tăng giá của hàng hóa kỳ hạn và giá thép giao ngay tăng nhẹ.
Chỉ số quản lý sức mua PMI của Trung Quốc đối với ngành thép tháng 6/2024 giảm xuống 44.7%, giảm 2% so với tháng trước. Sự sụt giảm này đánh dấu sự kết thúc của hai tháng tăng liên tiếp.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức kém từ nhu cầu thép trong nước giảm và các mối đe dọa nhất định đối với xuất khẩu ngày càng tăng. Nhu cầu chậm – nguồn cung cao là những yếu tố thị trường cơ bản gây áp lực lên giá nửa đầu năm, kéo giá giảm. Thị trường kỳ vọng về sự cải thiện nửa cuối năm khi các chính sách kích thích bất động sản tung ra nửa đầu năm bắt đầu có tác động, nhưng đến hiện tại thì nâng đỡ thị trường vẫn yếu, khiến tâm lý thị trường thiếu chắc chắn về triển vọng giá cả cuối năm.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải neo ở mức 3.380 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt mở rộng mức tăng nhờ nhu cầu bền vững của Trung Quốc, kích thích tài sản.
Ngày 25/6, thị trường trong nước điều chỉnh giảm; Giá quặng sắt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hai tháng do nhu cầu thép bị giảm mạnh ở Trung Quốc.
Ngày 21/6, thị trường trong nước điều chỉnh giảm; Quặng sắt trên sàn giao dịch Đại Liên đạt mức cao kỷ lục nhờ kỳ vọng nhu cầu vững chắc.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải neo ở mức 3.457 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt tăng sau cuộc đàm phán về kiểm soát thép của Trung Quốc
Với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên, sự phục hồi này không chắc chắn và các doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn, nhất là sức ép từ thép Trung Quốc
Cả yếu tố quốc tế và trong nước đều đang có những yếu tố tích cực tác động đến thị trường thép, khiến lĩnh vực này ở nước ta được đánh giá khả quan, triển vọng trong ngắn hạn.
Ngày 13/6, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; quặng sắt đang có nguy cơ giảm xuống dưới 100 USD/tấn khi các nhà giao dịch ngày càng bi quan về sự hồi sinh của thị trường bất động sản Trung Quốc bất chấp những nỗ lực nhằm giải cứu lĩnh vực này.
Ngày 10/6, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; giá thép chuẩn trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cao hơn nhờ giảm bớt lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc, đặt cược cắt giảm lãi suất của Fed.
Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2024 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Như vậy, sau 23 tháng xuất siêu liên tục, nhập siêu quay trở lại.
Ngày 7/6, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; giá quặng sắt phục hồi khi được bổ sung hàng trước kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc, đồng thời đàm phán về việc cắt giảm thép.
Ngày 5/6, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; giá thép chuẩn trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải tiếp tục giảm; quặng sắt giao sau biến động trái chiều.
4 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt 9,36 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ đạt 9,35 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,95 triệu tấn, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 31/5, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; giá quặng sắt kỳ hạn giảm do lo ngại nhu cầu giảm tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc tiếp tục kiểm soát sản lượng thép thô vào năm 2024.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần sau khi Trung Quốc tái kiểm soát sản lượng thép.
Ngày 30/5, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; giá quặng sắt kỳ hạn kéo dài mức giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, do các yếu tố cơ bản suy yếu.
Thép cuộn cán nóng Trung Quốc giá rẻ đã về Việt Nam trong tuần này. Đây rất có thể là những hàng hóa sẽ được xuất khẩu mà không phải thanh toán đầy đủ 17% VAT của Trung Quốc, bởi vì các chào bán khác cho HRC của Trung Quốc có giá cao hơn.
Ngành thép đang chứng kiến sự phân hóa cao khi các doanh nghiệp đầu ngành tận dụng được những tín hiệu tích cực ít ỏi, trong khi các đơn vị nhỏ hơn gặp nhiều thách thức về dòng tiền dẫn đến rơi vào vòng xoáy nợ.
Ngày 28/5, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 17 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 2/2025.
Ngày 27/5, thị trường trong nước tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 1 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10/2024.
Giá thép hôm nay ngày 25/5/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 28 nhân dân tệ, thép trong nước vẫn giữ giá.
4 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại đạt trên 4,34 triệu tấn, thu về trên 3,22 tỷ USD, giá trung bình 742 USD/tấn
Khi báo cáo tháng thứ hai của Nucor về giá giao ngay tiêu dùng hàng tuần (CSP) đối với thép cuộn cán nóng (HRC) sắp kết thúc, có những dấu hiệu cho thấy sáng kiến này đang nhận được phản ứng tích cực hơn từ người mua thép. Nhà sản xuất thép lớn nhất Mỹ này trở thành công ty đầu tiên công bố giá giao ngay mỗi tuần một cách nhất quán cho sản phẩm thép chuẩn. CSP đầu tiên được báo cáo vào ngày 8/4, ở mức 830 USD/tấn và duy trì ở mức hẹp từ 825- 835 USD trong ba tuần tiếp theo. Tuy nhiên, vào thứ Hai đầu tiên của tháng 5, Nucor đã giảm CSP 65 USD/tấn, xuống còn 760 USD, do số lượng đơn đặt hàng giao ngay hạn chế và khả năng mua đầu cơ. Sau đó, họ đã tăng CSP lên 770 USD vào ngày 20/5. Nucor đã cam kết thời gian giao hàng từ ba đến năm tuần cho tất cả các đơn đặt hàng giao ngay tại CSP của mình. Dữ liệu giá thép của Mỹ được báo cáo trong ấn bản tháng 5 của Tạp chí Thép Quốc tế của MEPS đã đặt giá HRC ở mức 750 USD/tấn đối với người mua số lượng lớn. Nucor nói rằng CSP của họ dựa trên “cả dữ liệu định lượng và định tính”. Công ty cũng tuyên bố rằng giá chuẩn của nó sẽ “hướng tới tương lai”. Như vậy, nó không chỉ dựa trên giá giao dịch trong tuần trước đó. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, bao gồm mức tồn kho, nhu cầu và nhập khẩu. Trong cuộc họp báo cáo thu nhập hàng quý gần đây vào ngày 23/4, Nucor đã đưa ra ba lý do cho việc giới thiệu CSP của mình. Công ty cho biết khách hàng đang yêu cầu minh bạch hơn; rằng nó nhằm mục đích đưa ra một mức giá “phù hợp hơn, đáng tin cậy, có thể dự đoán được và phù hợp hơn”; và họ muốn giảm hoạt động mua mang tính đầu cơ và hậu quả là giá tăng đột biến thường xảy ra trong các chu kỳ mua. Phản ứng ban đầu không chắc chắn của thị trường đối với tin tức này đã khiến nhiều người mua và nhà sản xuất thép áp dụng phương pháp “chờ xem” khi họ biết thêm về mức giá hàng tuần mới. Tuy nhiên, sau khi giá CSP giảm 65 USD trong tuần đầu tiên của tháng 5, nhiều người đã dễ chấp nhận hơn và thừa nhận rằng giá sẽ không chỉ di chuyển theo một hướng. Cleveland-Cliffs đã phản hồi việc ra mắt CSP của Nucor bằng cách giới thiệu giá giao ngay hàng tháng cho HRC của riêng mình. Giá công bố đầu tiên của nhà máy được công bố vào ngày 26/4, đặt mức chuẩn của họ cao hơn Nucor khoảng 25 USD, ở mức 850 USD/tấn. Bình luận về động thái này, Chủ tịch, chủ tịch và giám đốc điều hành của Cleveland-Cliffs, Lourenco Goncalves, cho biết: “Chúng tôi khuyến khích sự minh bạch của thị trường và rất vui khi thấy những người tham gia thị trường khác cởi mở hơn với giá cả của họ. Với tư cách là nhà sản xuất thép cán phẳng lớn nhất ở Bắc Mỹ, chúng tôi cảm thấy cần phải làm điều tương tự để đảm bảo khách hàng của chúng tôi có được thông tin giá cả kịp thời và đáng tin cậy nhất.” Giá CSP hàng tuần của Nucor sẽ được phát hành vào lúc 10 giờ sáng (giờ phía đông nước Mỹ) thứ Hai hàng tuần trên trang web của nhà máy. Cleveland-Cliffs sẽ báo cáo giá khi mở sổ đặt hàng hàng tháng trên cổng thông tin khách hàng của mình vào gần cuối mỗi tháng.
Ngày 23/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 17 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 3/2025.
Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước ổn định. Theo khảo sát trên Steel Online, giá thép hôm nay ngày 21/5/2024, cụ thể: Giá thép tại miền Bắc: Giá thép Hoà Phát dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.430 đồng/kg. Giá thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 cũng giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.540 đồng/kg. Giá thép Việt Đức với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 13.940 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 10 đồng/kg, xuống mức 14.630 đồng/kg. Giá thép Việt Nhật (VJS), với dòng thép CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.110 đồng/kg, với dòng thép D10 CB300 duy trì ở mức 14.310 đồng/kg. Giá thép Kyoei Việt Nam (KVSC) với dòng thép cuộn thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 13.970 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.270 đồng/kg. Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.110 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg. Giá thép tại miền Trung: Giá thép hôm nay tại miền Trung giảm 100 đồng/kg ở một số thương hiệu thép. Cụ thể: Giá thép Hoà Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.390 đồng/kg. Giá thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.750 đồng/kg. Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.670 đồng/kg. Giá thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ổn định ở mức 15.300 đồng/kg. Giá thép tại miền Nam: Giá thép hôm nay tại miền Nam cũng giảm 100 đồng/kg. Cụ thể: Giá thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.430 đồng/kg. Giá thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.300 đồng/kg. Thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.410 đồng/kg. Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg. Trên sàn giao dịch: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng lên mức cao nhất trong ba tháng do các thương nhân hoan nghênh các biện pháp hỗ trợ mới nhất của Trung Quốc đối với lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, vốn chiếm một khối lượng lớn quặng sắt. Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên Trung Quốc đóng cửa cao hơn 1,1% lên mức 894,50 CNY(tương đương 123,72 USD)/tấn. Giá quặng sắt chuẩn giao tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore cao hơn 1,4% lên mức 119 USD/tấn. Một nhà giao dịch cho biết, mức tăng của các kim loại khác như đồng và vàng, đều tăng lên mức cao kỷ lục, cũng thúc đẩy tâm lý giao dịch trong khu phức hợp kim loại màu. Tuy nhiên, với biên lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc vẫn ở mức âm, giá nguyên liệu thô có thể sẽ sớm giảm khi các nhà máy bắt đầu đẩy lùi các nhà cung cấp của họ. Sản lượng thép thô tại Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2024 giảm 3% so với cùng kỳ năm 2023 và một nhà phân tích dự đoán sản lượng hàng năm của năm nay sẽ không vượt qua mức của năm 2023. Đầu tư bất động sản giảm 9,8% so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm và giá nhà mới trong tháng 4 giảm với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn 9 năm. Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác trên DCE đã tăng, với giá than cốc tăng 1% lên 1.743 CNY/tấn và giá than luyện cốc cũng tăng 1% lên 2.278 CNY/tấn. Giá thép chuẩn trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) được giao dịch trong sắc xanh. Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,7% lên 3.735 CNY/tấn, giá thép cuộn tăng 0,5% lên 3.865 CNY/tấn, giá thép thanh tăng 1,8% lên 4.006 CNY/tấn và giá thép không gỉ tăng 1,4% lên 14.455 CNY/tấn.
Ngày 20/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 17 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 10/2024.
Lượng thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục leo cao, đạt mức 890.000 tấn, gấp 1,5 lần lượng sản xuất nội địa trong tháng 4. Thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 71% với giá rẻ bất thường.
Ngày 16/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 2 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 2/2025.
Ngày 15/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 33 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 2/2025.
Giá thép hôm nay ngày 11/5/2024: Doanh thu doanh nghiệp tăng giảm trái chiềuGiá thép hôm nay ngày 12/5/2024: Trên sàn giao dịch giảm nhẹ; thị trường trong nước đi ngang
Ngày 13/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 10 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 2/2025.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 10 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt, thép hầu hết giảm do nhu cầu giảm sau kỳ nghỉ lễ của Trung Quốc.
Ngày 9/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 17 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 1/2025.
Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 58 nhân dân tệ/tấn. Giá sắt thép xây dựng hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Ngày 6/5, thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 3 Nhân dân tệ với hợp đồng thép cây kỳ hạn tháng 1/2025.
ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, một lần nữa khẳng định rằng nhu cầu thép toàn cầu bên ngoài Trung Quốc sẽ tăng 3 - 4% trong năm nay.
Giá thép hôm nay ngày 4/5/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ, thị trường thép trong nước chờ lực đẩy đầu tư công để bứt phá.
Sau khi bước vào tháng 4, được thúc đẩy bởi nhu cầu cải thiện cũng như giá nguyên liệu thô tăng vọt, giá thép tại thị trường nội địa Trung Quốc bắt đầu nóng trở lại khi những người tham gia suy nghĩ lạc quan hơn về thị trường vào thời điểm hiện tại.
Giá thép hôm nay ngày 2/5/2024 - Giá thép giao tháng 10/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 14 nhân dân tệ, giá thép trong nước ổn định. Giá thép trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay ngày 2/5/2024 - Giá thép cây giao kỳ hạn tháng 10/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 14 nhân dân tệ, xuống mức 3.656 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc giảm 0,1% ở mức 874 Nhân dân tệ (120,65 USD)/tấn. Tuy nhiên, nó đã tăng 16,6% trong tháng này, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 6/2023. Giá quặng sắt chuẩn tháng 5 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,6% xuống 116,50 USD/tấn, hợp đồng này đã tăng 16% trong tháng này. Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ; Giá quặng sắt trượt xuống mức thấp gần một tuần do thị trường thép Trung Quốc trầm lắng. Giá thép hôm nay ngày 2/5/2024: Ổn định sau kỳ nghỉ lễ Theo một nhà giao dịch, triển vọng đối với ngành kim loại màu là trung lập đến tăng nhẹ do động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, đồng thời cho biết thêm rằng hoạt động sản xuất tiếp tục mở rộng cũng mang lại một số hỗ trợ. Cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc tuần trước cho biết sẽ hướng dẫn chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án, lĩnh vực tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm thép. Thị trường thép trong nước Mặc dù thị trường thép thế giới hiện nay biến động không ổn định và phức tạp, nhưng hầu hết những người tham gia thị trường đều đánh giá thị trường thép xây dựng nội địa quý II/2024 sẽ có nhiều triển vọng tích cực hơn quý I/2024, đặc biệt là sự cải thiện về nhu cầu tiêu thụ thép. Sản lượng tiêu thụ của quý II/2024 được dự báo sẽ tăng so với quý I/2024 và thậm chí có thể đưa mức sản lượng lũy kế dần dần đạt mức tương đương cùng kỳ năm 2023. Giá thép hôm nay tại thị trường trong nước duy trì ổn định. Theo khảo sát trên Steel Online, giá thép hôm nay ngày 2/5/2024, cụ thể: Giá thép tại miền Bắc Giá thép Hoà Phát dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức 14.430 đồng/kg. Giá thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 cũng giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.540 đồng/kg. Giá thép Việt Đức với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 13.940 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 10 đồng/kg, xuống mức 14.630 đồng/kg. Giá thép Việt Nhật (VJS), với dòng thép CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.110 đồng/kg, với dòng thép D10 CB300 duy trì ở mức 14.310 đồng/kg. Giá thép Kyoei Việt Nam (KVSC) với dòng thép cuộn thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 13.970 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.270 đồng/kg. Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.110 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg. Giá thép tại miền Trung Giá thép hôm nay tại miền Trung giảm 100 đồng/kg ở một số thương hiệu thép. Cụ thể: Giá thép Hoà Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.390 đồng/kg. Giá thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.750 đồng/kg. Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.670 đồng/kg. Giá thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ổn định ở mức 15.300 đồng/kg. Giá thép tại miền Nam Giá thép hôm nay tại miền Nam cũng giảm 100 đồng/kg. Cụ thể: Giá thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng/kg, xuống mức 14.430 đồng/kg. Giá thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 15.300 đồng/kg. Thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.010 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.410 đồng/kg. Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 14.210 đồng/kg, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg. Thông tin mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương! Nguồn tin: Công thương
Sự điều chỉnh giá của các sản phẩm thép và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thép tại Đài Loan trong tháng 5. Walsin Lihwa và Yieh Hsing Enterprise Co., Ltd. thông báo về việc tăng giá sản phẩm của họ do chi phí sản xuất tăng cao. Trong khi Walsin Lihwa tăng giá cho các loại dây thép không gỉ và các sản phẩm chứa đồng và hàn, Yieh Hsing Enterprise Co., Ltd. cũng tăng giá cho sản phẩm của mình, bao gồm cả thanh dây carbon và dây thép không gỉ. Tuy nhiên, Feng Hsin Steel Co., Ltd. giữ nguyên giá sản phẩm của mình trong tuần này, bao gồm các sản phẩm thép cây, phế liệu và thép hình. Trong khi đó, giá phế liệu từ Nhật Bản đã giảm trong khi giá quặng sắt từ Úc đã tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường thép toàn cầu.
Trong tháng 3, sản lượng thép thô toàn cầu giảm 4% xuống còn 160 triệu tấn, chủ yếu do sự giảm ở Châu Á. Châu Á và Úc chiếm gần 3/4 tổng sản lượng thép toàn cầu, với Trung Quốc sản xuất 88 triệu tấn, giảm 8% so với năm trước. Ấn Độ vẫn là nhà sản xuất lớn thứ hai, với mức tăng 8% lên 12.7 triệu tấn, được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng trong các ngành sử dụng thép và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, Châu Âu ghi nhận giảm 4% do nhu cầu yếu và chi phí sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo mức tăng 11%, trong đó sản lượng thép thô tăng 18% so với năm trước, trong khi sản lượng thép của Brazil tăng 5.6% lên gần 3 triệu tấn. Trung Đông cũng ghi nhận tăng trưởng, với sản lượng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5 triệu tấn, nhờ vào đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xây dựng.
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC - Mã: VCI) vừa công bố báo cáo phân tích về CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG).
Riêng tại thị trường Hoa Kỳ, từ ngày 27/7 – 2/8, mặt hàng thép thép chống ăn mòn và thép cuộn cán nguội của Việt Nam đã liên tiếp hai lần bị khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC), điều này cho thấy các vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan tới mặt hàng thép ngày càng gia tăng.