Thép mạ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, doanh nghiệp trong nước kiến nghị khẩn
Ngày đăng: 04/03/2025 03:40 PM
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản xuất thép trong nước đang chịu ảnh hưởng tiêu cực khi thép mạ Trung Quốc đang được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều.
Nhôm, thép Việt Nam sẽ chịu tác động thế nào khi Mỹ áp thuế 25%?
Ngày đăng: 12/02/2025 01:38 PM
Trong trường hợp Mỹ áp thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhôm, thép thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội do năng lực sản xuất doanh nghiệp Mỹ chưa đáp ứng ngay nhu cầu.
Nếu Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay - Ảnh minh họa
Thông tin được đưa ra trong cuộc trao đổi của ông Đỗ Ngọc Hưng - tham tán thương mại, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam (Bộ Công Thương) tại Mỹ - với chúng tôi trước việc ngày 9/2/2025 Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu từ các nước.
Thép Việt Nam vẫn có cơ hội xuất khẩu tốt
Ông Đỗ Ngọc Hưng cho biết, thống kê hải quan Mỹ cho biết năm 2024 Việt Nam xuất khẩu khoảng 983 triệu USD thép và sản phẩm thép, tăng gần 159% so với năm 2023; trong khi với mặt hàng nhôm có kim ngạch là 479 triệu USD, tăng 9,5%.
Một số doanh nghiệp sản xuất thép quy mô lớn của Việt Nam như Tập đoàn Hòa Phát hiện đã không còn xuất khẩu thép vào Mỹ và doanh nghiệp này đã mở rộng xuất khẩu ra hơn 10 thị trường khác, kể từ khi Mỹ áp dụng hàng loạt các biện pháp điều tra phòng vệ thương mại.
Hiện nay, mặt hàng nhôm và thép của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% theo Mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với hầu hết các nước.
Bên cạnh đó, sản phẩm nhôm thép của Việt Nam là đối tượng thường xuyên trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. Với sản phẩm thép, Mỹ đã điều tra hơn 34 vụ, chiếm hơn 50% tổng số vụ kiện mà Mỹ điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam còn với sản phẩm nhôm là 2 vụ việc.
Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định việc áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm thép vào Mỹ. Đặc biệt, từ sau năm 2018, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã thay thế vị trí của Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ, như Canada, Mexico, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil. Do đó, Mỹ hiện nay phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu thép chiếm 12 - 15% và nhôm chiếm tới 40 - 45%.
"Nếu Mỹ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay. Dù vậy, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống", ông Đỗ Ngọc Hưng thông tin.
Cùng với đó, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi các nước tìm đường xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nhiều công ty thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ, cũng gây ảnh hưởng tới các quốc gia xuất khẩu thép như Việt Nam.
Doanh nghiệp thép Việt Nam cần làm gì?
Việc áp thuế cũng được nhận định sẽ khiến lạm phát của nước Mỹ tăng lên khi nhôm và thép là những mặt hàng cơ bản, nhu cầu sử dụng lớn tại nước này. Vì thế, ông Hưng cho rằng với lợi thế của hàng Việt Nam là giá cạnh tranh, chất lượng tốt, sẽ bổ trợ cho nền kinh tế Mỹ, góp phần giúp giảm lạm phát, bổ trợ cơ cấu ngoại thương hai nước.
Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá tình hình để có chiến lược kinh doanh phù hợp, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường có FTA với Việt Nam, tránh phụ thuộc vào một thị trường.
Doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định của Mỹ về nguồn gốc xuất xứ và luôn sẵn sàng tham gia đầy đủ quá trình giải trình của cơ quan điều tra Mỹ các vụ việc phòng vệ thương mại, khi hiện đã có 34 vụ kiện phòng vệ thương mại với mặt hàng thép và hai vụ việc điều tra với nhôm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài theo dõi sát tình hình để có phản ứng phù hợp.
Ngành sản xuất kim loại của Mỹ phản ứng ra sao?
Công đoàn thép Mỹ (United Steel Workers - USW), đại diện cho 850.000 công nhân làm việc trong các ngành kim loại, khai khoáng, bột giấy và giấy, cao su, hóa chất, thủy tinh... cho rằng việc áp đặt mức thuế 25% với hàng hóa từ Canada và Mexico không phải là cách giải quyết.
Bởi Canada là một trong những đối tác quan trọng của Mỹ về an ninh quốc gia, và có sự liên kết chặt chẽ với nền kinh tế của Mỹ. USW cũng kêu gọi loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, đối phó với tình trạng dư thừa công suất toàn cầu và thương mại không công bằng vào Bắc Mỹ là áp dụng thuế quan có mục tiêu.
Phan Trang
Báo Chính Phủ- 22:10 10/02/2025
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 12/2024 và năm 2024
Ngày đăng: 12/02/2025 01:35 PM
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu đề ra, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 6/1/2025 giao dịch ở mức 97,1 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm 9,25USD so với thời điểm đầu tháng 12/2024. Giá quặng sắt bình quân tháng 12/2024 ở mức 103,6 USD/tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng tăng 1,5% so với tháng trước đó. Giá quặng sắt trung bình Quý IV/2024 ở mức 103,3 USD/tấn, giảm 19,7% so với cùng kỳ 2023. Giá quặng sắt trung bình năm 2024 đạt mức 109,4 USD/tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ 2023.
Than mỡ luyện cốc: Giá than mỡ PVL FOB Úc ngày 6/1/2025 giao dịch ở mức khoảng 199 USD/tấn FOB, giảm 5 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 12/2024. Giá giao dịch bình quân tháng 12/2024 ở mức 200,2 USD/tấn giảm 2,2% so với tháng trước và giảm 38,7% so với cùng kỳ 2023. Giá bình quân quý IV/2024 giao dịch ở mức 202,9 USD/tấn, giảm 39,2% so với Quý IV/2023. Giá bình quân năm 2024 là 240,7 USD/tấn giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thép phế liệu: Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á bình quân tháng 12/2024 là 342,1 USD/tấn, giảm 2,7% so với tháng 11/2024 và giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân quý IV/2024 giao dịch ở mức 350,2 USD/tấn, giảm 9% so với Quý IV/2023. Giá giao dịch bình quân năm 2024 ở mức 370,8 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Điện cực graphite: Trong tháng 12/2024, giá than điện cực loại UHP450 Trung Quốc giữ mức ổn định, tăng nhẹ không đáng kể, giữ mức khoảng 13.000-13.300 nhân dân tệ/tấn.
Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 6/1/2025 ở mức 480 USD/Tấn, CFR Việt Nam, giảm 23 USD/tấn so với giá giao dịch đầu tháng 12/2024, và giảm đáng kể so với đầu năm 2023. Giá HRC bình quân tháng 12/2024 là 492,7 USD/tấn, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm 2,8% so với tháng trước.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 12/2024:
Nhìn chung, xu hướng sản xuất – bán hàng tháng 12/2024 có xu hướng chậm lại so với những tháng đầu Quý IV/24 và cùng kì năm 2023.
Tuy nhiên, sản xuất thép thô đạt 1,915 triệu tấn, tăng 2,2%so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ tháng 12/2023.
Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 2,499 triệu tấn, tăng 1,14% so với tháng 11/2024 (duy nhất thép cuộn cán nóng HRC 8,32%, thép xây dựng tăng không đáng kể, còn các sản phẩm thép thép khác ghi nhận mức giảm (ống thép giảm 3,23%, tôn mạ KL và SPM có mức giảm 2,68%, còn cuộn cán nguội CRC có mức giảm 0,94%); nhưng giảm 10,8% so với cùng kì năm 2023 (ghi nhận mức giảm đều ở tất cả các mặt hàng).
Bán hàng thép thành phẩm đạt 2,324 triệu tấn, tăng 1,19% so với tháng 11/2024 (tăng mạnh ở thép xây dựng 10,7%, ống thép 2,1% và cuộn cán nóng HRC tăng 1,61% còn giảm ở cuộn cán nguội 14,41% và tôn mạ KL&SPM 12,31%); nhưng giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái (ghi nhận mức giảm ở tất cả các mặt hàng); trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại trong tháng 12/2024 đạt hơn 396 ngàn tấn, giảm 25,76% so với tháng trước và giảm 41,8% so với cùng kỳ 2023 (tăng trưởng xuất khẩu đối với ống thép là 34,9%; thép cán nguội CRC 24,2%, và các mặt hàng thép khác đều giảm).
Tính chung cả năm 2024:
Sản xuất thép thô đạt hơn 21,98 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023; Tiêu thụ thép thô nội bộ và xuất bán đạt21,41 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, chủ yếu xuất khẩu phôi dẹt (slab) đạt 2,783 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ 2023.
Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,443 triệu tấn, tăng 6,1%. Trong đó, sản xuất thép tôn mạ kim loại & sơn phủ màu đạt cao nhất là 23,1%, thép xây dựng tăng 10,1%, Ống thép tăng 3,5% và HRC là 1,5%; Duy nhất sản xuất thép cuộn cán nguội ghi nhận mức tăng trưởng âm là 19,4%.
Bán hàng thép thành phẩm đạt 29,09 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng, trong đó cuộn cán nguội (CRC) tăng cao nhất là 34,6%; tiếp đến là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 26,9%, thép xây dựng 9,3% và ống thép 5,5%, riêng thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 3,3% so với cùng kỳ 2023; Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm năm 2024 đạt 8,042 triệu tấn, giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ 2023; Trong đó tất cả các mặt hàng đều ghi nhận tăng trưởng trừ cuộn cán nóng giảm 33,8%.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:
Tình hình nhập khẩu:
Tháng 12/2024, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1,55 triệu tấn thép, tăng 6,32% so với tháng 11/2024 và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước về lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu đạt hơn 1tỷ USD tăng 5,15% so với tháng trước và tăng 24,69% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung cả năm 2024, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 17,713 triệu tấn với trị giá hơn 12,583 tỷ USD, tăng 32.88% về lượng và tăng 20,64% về giá trị so với cùng kỳ 2023.
Tình hình xuất khẩu:
Tháng 12/2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 727 ngàn tấn thép giảm 17,16% so với tháng 11/2024 và giảm 32,69% so với cùng kỳ năm trước về lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 532 triệu USD giảm 10,8% so với tháng trước và giảm 30,16% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung cả năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 12,62 triệu tấn thép tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 9,08 tỷ USD tăng 8,78% so với cùng kỳ năm 2023.
Thị trường thép HRC: Hòa Phát giảm giá bán, các công ty tìm nguồn cung thay thế cho Trung Quốc
Ngày đăng: 08/01/2025 10:33 AM
Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) chứng kiến một làn sóng giảm giá lan rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam trong thời gian gần đây. Diễn biến này phản ánh rõ nét tình trạng nhu cầu suy yếu trên phạm vi toàn khu vực.
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 11/2024 và 11 tháng đầu năm 2024
Ngày đăng: 30/12/2024 09:02 PM
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường thép HRC
Ngày đăng: 06/12/2024 11:11 AM
Thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) Việt Nam đang bước vào giai đoạn nhạy cảm khi các bên liên quan đang chờ đợi kết quả điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Cuộc điều tra này được Bộ Công Thương khởi xướng từ cuối tháng 7/2024 và nguồn tin từ Kalanish dự báo sẽ có kết luận vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Điểm đáng chú ý trong cuộc điều tra này là khả năng áp dụng thuế có hiệu lực hồi tố. Trước đó, Bộ Công Thương đã cảnh báo về việc có thể áp dụng thuế chống bán phá giá trở về trước trong vòng 90 ngày trước khi áp dụng thuế tạm thời.
Trong bối cảnh này, các bên mua đang tăng cường mua tích trữ hàng càng nhanh càng tốt. Một thương nhân tại Hà Nội cho biết: "Thông thường các doanh nghiệp chỉ dự trữ hàng tồn kho từ 1.5 đến 2 tháng, nhưng trong hai tháng qua, họ đã tăng lên 3-4 tháng".
Chuyển sang thép Trung Quốc có khổ rộng hơn
Đáng chú ý hơn, các doanh nghiệp đã tìm ra một kẽ hở trong phạm vi điều tra. Khi cuộc điều tra chỉ nhắm vào sản phẩm HRC có độ rộng tới 1,880mm, nhiều đơn vị đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhập khẩu thép HRC có độ rộng lớn hơn.
Các giao dịch mua thép Q235 độ rộng 2,000mm từ Trung Quốc đã diễn ra với giá 500 USD/tấn CFR, với khối lượng ước tính khoảng 6,000-7,000 tấn chỉ trong hai ngày cuối tuần trước. "Những người mua thép rộng 2,000mm tin rằng cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ không áp dụng cho các giao dịch của họ", một thương nhân nhấn mạnh.
Xu hướng này được xác nhận khi một nhà máy hạng nhất của Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu thép SAE 1006 với độ rộng 1,900mm sang Việt Nam. Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, xu hướng này đã diễn ra trong 2-3 tháng qua, khác biệt so với trước đây khi nhập khẩu thép cuộn khổ rộng chỉ giới hạn ở dạng thép tấm cán nóng.
Về mặt giá cả, thép HRC Q235 khổ 2,000mm từ Trung Quốc hiện được chào bán ở mức 505 USD/tấn CFR Hải Phòng và 510 USD/tấn CFR TP.HCM, với thời gian giao hàng trước ngày 10/01/2025. Trong khi đó, thép SAE 1006 từ các nguồn cung khác có giá cao hơn đáng kể: Nhật Bản và Hàn Quốc chào bán ở mức 530-540 USD/tấn CFR Việt Nam, còn Đài Loan ở mức 555-560 USD/tấn CFR.
Formosa và Hòa Phát giảm giá bán
Hiện nguồn cung HRC tại Việt Nam đang tăng do nhập khẩu tăng. Trong bối cảnh này, các nhà sản xuất nội địa cũng có động thái điều chỉnh. Formosa Hà Tĩnh tuần trước đã giảm giá HRC cho các đơn hàng giao tháng 12/2024-1/2025, với mức giảm 10 USD/tấn áp dụng cho đơn hàng từ 10,000 tấn trở lên. Tương tự, Hòa Phát cũng vừa có động thái giảm nhẹ giá HRC trong tháng 12/2024, sau hai tháng liên tiếp tăng giá trước đó.
Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ từ 4 thị trường lớn
Ngày đăng: 21/11/2024 05:40 PM
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.
Ngày 12/11, Bộ Công Thương đã ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc (vụ việc ER02.AD01).
Theo đó, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.
Vụ việc bắt đầu từ tháng 9/2014 khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia này. Mức thuế dao động 3,07% - 37,29%. Thời gian áp dụng là 5 năm.
Đến tháng 10/2019, sau khi rà soát cuối kỳ lần 1, Bộ Công Thương tiếp tục gia hạn thêm 5 năm.
Trong lần rà soát thứ hai này, Bộ Công Thương xác định hành vi bán phá giá ít có khả năng tái diễn sau khi biện pháp thuế chấm dứt. Ngành sản xuất trong nước đã khắc phục được thiệt hại đáng kể trước đó sau 10 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng.
Gia hạn thêm 5 năm việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu từ Trung Quốc, Hàn Quốc
Ngày đăng: 28/10/2024 09:36 PM
Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27% và Hàn Quốc là 19.25%.
Bộ Công Thương mới ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối tôn mạ màu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Mã vụ việc: ER 01 AD.04)
Theo đó, Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029).
Cơ quan điều tra xác định tồn tại khả năng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá. Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27%. Có duy nhất một công ty được hưởng thuế 0%. Còn với Hàn Quốc, mức thuế dao động từ 4.95% đến 19.25%.
Trước đó, vụ việc này được khởi xướng điều tra từ năm 2018. Đến ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cơ quan này cho biết hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra.
Nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động đã phải nghỉ việc.
Trong một động thái liên quan, hồi tháng 6, Bộ Công Thươngđiều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (Mã vụ việc AD19).
Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023.
Bên yêu cầu điều tra là 5 doanh nghiệp gồm Hoa Sen (HOSE: HSG), Nam Kim (HOSE: NKG), Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á (UPCoM: GDA), China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
Các doanh nghiệp này đã cung cấp chứng cứ về hành vi bán phá giá và đề nghị điều tra, xác định biên độ bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 69.23% và Hàn Quốc là 3.41%.
Mặt hàng này cũng từng bị áp thuế CBPG trước đó trong vụ việc AD.02, với mức thuế cao nhất 38.34%, kéo dài từ 2017 đến năm 2023.Tuy nhiên, đến năm 2023, các doanh nghiệp thép nộp hồ sơ để kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại khởi xướng điều tra lại vụ việc này.
WorldSteel dự báo nhu cầu thép giảm trong năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng vào 2025
Ngày đăng: 19/10/2024 06:15 PM
Năm 2024 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với ngành thép toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ suy giảm 0.9% trong năm nay, xuống còn 1.75 tỷ tấn. Con số này thể hiện một bước lùi đáng kể so với dự báo tăng trưởng 1.7% được đưa ra trước đó.
Còn vào năm 2025, nhu cầu thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.77 tỷ tấn, sau 3 năm suy giảm liên tiếp.
Tiến sĩ Martin Thüringer, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thép Đức và Chủ tịch Ủy ban Kinh tế WorldSteel, đánh giá: "Năm 2024 là một năm đầy thử thách đối với ngành thép toàn cầu. Chúng ta chứng kiến sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng, chính sách tiền tệ thắt chặt, và những bất ổn địa chính trị gia tăng. Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng nhà ở đang phải đối mặt với điều kiện tài chính khắt khe và chi phí cao, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nhu cầu thép ảm đạm”.
Việc điều chỉnh giảm dự báo là kết quả của những sự thay đổi ở Trung Quốc và hầu hết các nước phát triển lớn. Đồng thời, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ.
Trung Quốc, vốn là thị trường thép lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ chứng kiến sự suy giảm 3% trong năm 2024 và tiếp tục giảm 1% vào năm 2025. Ngược lại, Ấn Độ nổi lên như một ngôi sao sáng, với dự báo tăng trưởng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2025, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp sử dụng thép, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các nền kinh tế đang phát triển khác cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực. Khu vực Trung Đông, Bắc Phi và ASEAN dự kiến sẽ chứng kiến sự phục hồi trong năm 2024 sau giai đoạn trì trệ 2022-2023.
Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức có thể phải đối mặt với sự suy giảm 2% trong năm 2024 trước khi có khả năng phục hồi 1.9% vào năm 2025.
Như Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành Tập đoàn Metinvest, đã từng nhận định, thị trường thép toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy thoái kéo dài nhất trong 20 năm qua. Thị trường thép đạt đỉnh chu kỳ vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Sau đó, thị trường suy giảm do cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn, gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng bất ổn kinh tế trên toàn thế giới.
Ryzhenkov chỉ ra rằng các động thái cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (fed) và gói kích thích kinh tế gần đây của Trung Quốc có thể là chất xúc tác để đảo ngược xu hướng tiêu cực hiện tại của thị trường.
Thị trường hàng hóa đón tín hiệu tích cực từ cam kết mới của Trung Quốc
Ngày đăng: 16/10/2024 03:08 PM
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, thị trường hàng hóa toàn cầu đã có dấu hiệu ổn định sau khi nước này đưa ra lời hứa tăng cường hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể về gói kích thích tài khóa, nhưng những cam kết mới từ Bộ Tài chính Trung Quốc đã phần nào trấn an các nhà đầu tư.