Tin tức

Hotline: 0932723620 0904537035
Tin tức

TRUNG QUỐC VẪN KHỦNG HOẢNG THỪA THÉP

TRUNG QUỐC VẪN KHỦNG HOẢNG THỪA THÉP

Ngày đăng: 10/08/2024 07:54 PM

Cuộc khủng hoảng thừa của ngành thép Trung Quốc có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu... Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Cuộc khủng hoảng thừa thép ở Trung Quốc chưa hề có dấu hiệu cải thiện, thậm chí đang trở nên nghiêm trọng thêm - hãng tin Bloomberg cho hay. Tình trạng sụt giảm kéo dài suốt mấy năm qua của thị trường bất động sản Trung Quốc đã làm suy yếu nguồn cầu lớn nhất của các nhà sản xuất thép nước này - ngành công nghiệp với sản lượng hàng năm lên tới hàng tỷ tấn. Hiện tại, khủng hoảng địa ốc Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu sắp kết thúc. Vì vậy, giá thép ở nước này vẫn trượt dốc, lợi nhuận của các nhà sản xuất thép tiếp tục thu hẹp, và nhà chức trách cũng không đưa ra biện pháp hỗ trợ nào đáng kể cho ngành này trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc nền kinh tế trong dài hạn. Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp đột phá nào cho vấn đề bất động sản, và cũng chưa có sự bùng nổ đầu tư nào cho cơ sở hạ tầng để có thể duy trì mức tiêu thụ thép. Trong khi Chính phủ về việc thúc đẩy tiêu dùng và các ngành công nghệ cao, nhu cầu thép ở nước này được dự báo sẽ giảm trong năm nay. “Không có nhiều tin tốt cho ngành thép Trung Quốc và tình trạng suy thoái bất động sản ở nước này sẽ kéo dài nhiều năm nữa. Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy rõ là quan điểm của họ về kích cầu bây giờ rất khác trước”, ông Tomas Gutierrez - nhà phân tích tại công ty Kallanish Commodities Ltd. - nhận định. Cuộc khủng hoảng thừa của ngành thép Trung Quốc có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, với giá quặng sắt bị đẩy xuống thấp và nước này đẩy mạnh xuất khẩu thép, dẫn tới xung đột thương mại. Dưới đây là 4 nét chính của khủng hoảng ngành thép Trung Quốc, do Bloomberg điểm lại: NHU CẦU GIẢM SÚT “Thủ phạm” khiến ngành thép Trung Quốc điêu đứng chính là khủng hoảng bất động sản kéo dài. Nhu cầu thép xây dựng ở Trung Quốc được dự báo giảm 10% trong năm nay - theo Kallahnish. Sự sụt giảm này sẽ kéo tỷ trọng của ngành bất động sản trong tổng nhu cầu thép ở Trung Quốc xuống còn khoảng 1/4 - một mức rất thấp so với bình quân của 2 thập kỷ. Trái lại, nhu cầu thép của những lĩnh vực khác ở Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng, chẳng hạn ngành thiết bị gia dụng hoặc đóng tàu. Tuy nhiên, nhu cầu thép những lĩnh vực này vẫn chưa đủ lớn để bù đắp sự suy giảm nhu cầu thép của lĩnh vực bất động sản. Kallanish dự báo tổng nhu cầu thép ở Trung Quốc giảm 1% trong năm 2024. “Nhu cầu thép đang thực sự yếu. Trong lúc các địa phương nặng nợ của Trung Quốc vẫn tập trung vào giảm nợ, cộng thêm việc không có nhiều dự án khả thi, đầu tư vào hạ tầng không phải là lý tưởng vào lúc này”, nhà phân tích Wei Ying của công ty China Industrial Futures Ltd. nhận định. GIÁ THÉP LAO DỐC Nhu cầu thép chậm lại đã gây ra tình trạng giá thép sụt giảm trong những tháng gần đây. Giá thép cây dùng trong xây dựng hiện đang ở mức rẻ nhất kể từ năm 2017, trong khi thép cuộn cán nóng dùng trong ô tô và đồ gia dụng chạm mức thấp nhất 4 năm. Nhiều nhà sản xuất có chi phí cao hơn đang thua lỗ trên mỗi tấn thép được xuất xưởng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác đang gây áp lực giảm lên giá thép. Việc Chính phủ Trung Quốc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng mới cho thép cây có khả năng sẽ làm cho hàng tồn kho hiện có khó bán hơn. Theo công ty nghiên cứu Mysteel Global, điều này đã gây ra một số đợt bán tháo thép trước khi các quy định mới có hiệu lực vào tháng 9 năm nay. ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG THÉP TOÀN CẦU Tập đoàn ArcelorMittal SA, nhà sản xuất thép lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, cho biết dòng thép xuất khẩu chảy mạnh từ quốc gia châu Á này đang là một vấn đề đối với ngành thép toàn cầu, đẩy giá thép ở Mỹ và châu Âu xuống dưới giá thành. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đang diễn ra với tốc độ cao nhất kể từ năm 2016 và chính phủ nhiều nước cũng chia sẻ mối lo ngại của Arcelor. Thép Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Mỹ Latinh đã gây ra phản ứng thương mại ở khu vực này. Các nước Mỹ Latin đang nối tiếp nhau hành động giống như Mỹ và châu Âu là áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có thép, dù mối quan hệ giữa các quốc gia này với Bắc Kinh cho tới gần đây vẫn nồng ấm. Hồi tháng 4-5, Mexico, Chile và Brazil đã tăng thuế quan - thậm chí có trường hợp tăng hơn gấp đôi - đối với các sản phẩm thép Trung Quốc. Nhà sản xuất thép và quặng sắt Cap SA của Chile có kế hoạch đóng cửa nhà máy, cho rằng mức thuế quan mới mà nước này đối với các sản phẩm thép Trung Quốc không đủ để đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động sản xuất thép ở Chile. TÁC ĐỘNG TỚI GIÁ QUẶNG SẮT Cuộc suy thoái của ngành thép Trung Quốcđã tác động đến giá quặng sắt trên thị trường thế giới trong năm nay, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quản kinh doanh của các gã khổng lồ khai thác mỏ như BHP Group Ltd. và Rio Tinto Group. Giá quặng sắt trên hợp đồng tương lai ở Singapore đã giảm hơn 25% kể từ cuối năm 2023 và trầy trật duy trì trên ngưỡng quan trọng 100 USD/tấn. Lượng tồn kho quặng sắt tại các hải cảng của Trung Quốc thường giảm vào thời gian giữa năm. Nhưng năm nay, lượng tồn kho đó tháng nào cũng tăng, đạt hơn 150 triệu tấn. Sự gia tăng của lượng quặng tồn sẽ gây áp lực giảm lên giá quặng sắt, đặc biệt với áp lực ngày càng lớn đòi hỏi cắt giảm sản lượng nhiều hơn tại các nhà máy thép ở Trung Quốc, bao gồm áp lực từ việc Chính phủ nước này muốn hạn chế lượng khí thải. Bà Vicky Wei, trưởng phân tích tại công ty nghiên cứu Horizon Insights cho biết một số nhà sản xuất thép Trung Quốc gần đây đã cắt giảm mạnh sản lượng, giúp giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Nhưng về thời gian tới, nhu cầu thép ở Trung Quốc khó cải thiện “trừ khi có các biện pháp kích thích mới” - bà Wei nói.

CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ HÀNG NỘI ĐỊA TRƯỚC SỨC ÉP HÀNG NHẬP

CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI, BẢO VỆ HÀNG NỘI ĐỊA TRƯỚC SỨC ÉP HÀNG NHẬP

Ngày đăng: 07/08/2024 09:59 PM

Để bảo vệ sản xuất trong nước, hàng loạt quốc gia đang tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Việt Nam cũng cần tăng cường các biện pháp PVTM trước sức ép của hàng nhập ngày càng lớn, đe doạ sản xuất trong nước. Liên tục dùng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ Ngoại thương Thái Lan (DFT) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá 30,91% đối với thép cuộn cán nóng (HRC) có thêm hợp kim từ Trung Quốc, theo ghi nhận của Kallanish. Đây là sự mở rộng các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) mà chính phủ Thái Lan đang áp dụng đối với thép cuộn cán nóng của Trung Quốc. Trước đó, DFT đã mở một cuộc điều tra chống lẩn tránh đối với thép cuộn cán nóng hợp kim từ 17 nhà sản xuất ở Trung Quốc từ ngày 16/9/2023. Bộ đang điều tra liệu các sản phẩm này có lẩn tránh các mức thuế CBPG hiện có bằng cách thêm hợp kim vào các sản phẩm thép cuộn cán nóng và nhập khẩu dưới các mã HS khác nhau hay không. Theo Hiệp hội sắt thép Đông Nam Á (SEAISI), sản lượng sản xuất thép cuộn cán nóng của Thái Lan năm 2022 đạt 2,3 triệu tấn, đáp ứng 40% tổng nhu cầu tiêu thụ (5,4 triệu tấn), còn lại phải nhập khẩu. Dù vậy, từ năm 2021, Thái Lan vẫn áp thuế CBPG với thép cuộn cán nóng không hợp kim nhập khẩu từ 18 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó mức thuế áp dụng với HRC Trung Quốc là 30,91% để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. Câu chuyện của Thái Lan không phải là đơn lẻ. Những năm gần đây, khi hàng rào thuế quan được thu hẹp, các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp PVTM. Hàng Việt Nam cũng thường xuyên chịu áp lực này khi xuất khẩu sang các nước. Ngay như với mặt hàng thép, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Tại hội thảo “Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế” chiều ngày 6/8 do Ban Quản lý Chương trình WTO Chair giai đoạn 3 tại trường Đại học Ngoại thương tổ chức, các chuyên gia cũng đã cảnh báo về việc các quốc gia đang tăng cường áp dụng các biện pháp PVTM với hàng nhập ngoại có nguy cơ đe doạ nền sản xuất trong nước. Liệt kê các xu hướng đang được các nước áp dụng, TS Hoàng Ngọc Thuận, Phó trưởng ban Quản lý Chương trình WTO Chair giai đoạn 3 cho rằng: Xu hướng gần đây các quốc gia đang áp dụng rất nhiều là chống lẩn tránh thuế. Xu hướng thứ hai là áp dụng vừa chống phá giá, vừa chống trợ cấp. Xu hướng thứ ba, khi phát hiện thấy mặt hàng xuất khẩu đến từ nhiều quốc gia khác nhau, song lượng xuất khẩu không lớn, chính vì thế việc kiện nhiều quốc gia cùng lúc sẽ đạt yêu cầu về lượng tối thiểu. Xu hướng thứ tư, là hiệu ứng domino, tức là khi một mặt hàng xuất khẩu bị một quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại thì có thể sẽ dẫn đến một số quốc gia nhập khẩu khác cũng sẽ áp dụng các biện pháp PVTM tương tự với mặt hàng đó dựa trên việc các quốc gia khác đã khởi kiện thành công. “Gần đây có một xu hướng thứ năm là họ áp dụng một số biện pháp đặc biệt. Ví dụ từ 2018 Tổng thống Hoa Kỳ đã vận dụng Mục 232 của Đạo luật thương mại mở rộng, khi hàng hoá nhập khẩu có ảnh hưởng an ninh quốc gia thì áp dụng mức thuế ngay lập tức. Kể từ khi vận dụng điều đó, Hoa Kỳ đã áp dụng với một số mặt hàng, đương nhiên mức thuế tương đối cao, từ hai con số trở lên”, ông Hoàng Ngọc Thuận điểm lại. Nhấn mạnh chúng ta phải bảo vệ được những gì chúng ta sản xuất được, ông Tô Thái Ninh, Trưởng phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: Một trong những tác dụng lớn của biện pháp PVTM là giúp chúng ta lập lại môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Bởi vì biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp giúp chúng ta ngăn chặn hành vi bán phá giá và hành vi bán hàng vào nước ta được nước xuất khẩu trợ cấp. Việc trợ cấp này làm cho hàng hoá đó có lợi thế cạnh tranh nhất định với hàng hoá chúng ta sản xuất trong nước. Họ được trợ giá nên giá của họ rất thấp và gây ra tác động tiêu cực đến nền sản xuất, chúng ta không bán được hàng, thua thiệt trên sân nhà. “Khi chúng ta áp dụng các biện pháp PVTM thì chúng ta ngăn chặn được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh… Hàng năm, các biện pháp PVTM đã được áp dụng giúp tăng ngân sách nhà nước 1.500-2.000 tỷ đồng từ thuế PVTM”, đại diện Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp cho biết. Lãnh đạo doanh nghiệp phải sẵn sàng Ông Lê Sỹ Giảng, Giám đốc điều hành GH Consults (GHC) chia sẻ: Xuất phát điểm của biện pháp PVTM là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất của các quốc gia. Xuất phát điểm như vậy nên khi hai bên đi vào “cuộc chiến” ở một thị trường như Việt Nam, thì chúng ta phải chuẩn bị làm hồ sơ, cũng như tận dụng công cụ mang tính pháp luật này một cách hiệu quả. Ông Giảng lưu ý, trước khi đi vào chi tiết liên quan hồ sơ dữ liệu doanh nghiệp, thì đầu tiên phải là tinh thần của lãnh đạo doanh nghiệp vì đây là "cuộc chiến" giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Các ông chủ doanh nghiệp phải sẵn sàng tinh thần chiến đấu với doanh nghiệp nước ngoài, còn nếu không có tinh thần đó thì rất khó vì đây không phải câu chuyện của một doanh nghiệp đơn lẻ, mà là câu chuyện của ngành. Ví dụ ngành thép Việt Nam đấu với ngành thép các nước, thì ông chủ doanh nghiệp phải xác định được chúng ta phải quyết tâm làm. Còn tinh thần không có thì không giải quyết được việc gì. Tham gia vào một vụ kiện PVTM là điều không đơn giản, bởi vì đây là một công cụ mang tính pháp lý rất sâu, việc tập hợp dữ liệu không phải chỉ của 1 doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp trong ngành, cần rất nhiều thời gian. “Phải xác định bộ dữ liệu ấy là trung thực, hai là dữ liệu doanh nghiệp phải được chuẩn bị đúng form, mẫu, đúng deadline. Nếu đi kiện mà mình lôm côm thì đâu được. Kê khai trung thực thì bảo vệ mới dễ. Ông nói không đúng thì đi bảo vệ rất khó”, ông Giảng góp ý với các doanh nghiệp.

THÉP CÂY TRUNG QUỐC ĐÃ NẰM DƯỚI PHÔI THÉP

THÉP CÂY TRUNG QUỐC ĐÃ NẰM DƯỚI PHÔI THÉP

Ngày đăng: 05/08/2024 10:10 PM

Giá thép cây Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm trong tuần qua. Tuy nhiên, niềm tin của thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, nhờ vào việc các nhà máy thép cắt giảm sản lượng gần đây. Tại Thượng Hải vào chiều thứ Sáu, thép cây HRB400 20mm được giao dịch ở mức 3,100-3,130 NDT/tấn (430-434 USD/tấn), giảm 20 NDT/tấn so với tuần trước. Hợp đồng thép cây tháng 10/2024 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải đóng cửa ở mức 3,379 NDT/tấn cùng ngày, tăng 24 NDT/tấn so với thứ Năm và cao hơn 8 NDT/tấn so với một tuần trước đó. Với tiêu chuẩn thép cây mới có hiệu lực vào cuối tháng 9 và lượng thép cây tiêu chuẩn cũ tồn kho vượt xa nhu cầu hiện tại, các thương nhân đã nhanh chóng giảm giá bán để thanh lý hàng tồn kho. Điều này đã khiến giá thép cây giảm mạnh trong ba tuần qua. Giá thép cây Trung Quốc hiện đã giảm xuống dưới giá phôi. Vào thứ sáu, giá phôi thép trong nước Đường Sơn giữ ở mức 3,130 NDT/tấn. Tuy nhiên, tốc độ giảm giá thép cây đã chậm lại trong tuần khi tâm lý thị trường cải thiện. Sự phục hồi niềm tin này diễn ra sau thông báo từ một số nhà máy thép Trung Quốc về việc cắt giảm sản lượng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng chục nhà máy thép Trung Quốc đã công bố kế hoạch vào tháng 7 và tháng 8 để cắt giảm sản lượng thép xây dựng, có khả năng cắt giảm nguồn cung thị trường hơn 3 triệu tấn thép dài xây dựng. Sự kết hợp giữa việc giảm tồn kho nhanh chóng và cắt giảm sản lượng dự kiến ​​sẽ làm giảm bớt áp lực cung trong bối cảnh áp dụng tiêu chuẩn mới, thúc đẩy kỳ vọng về sự phục hồi giá sau đó. Ba nhà sản xuất thép xây dựng lớn ở miền đông Trung Quốc, Shagang, Zenith và Yonggang, đã công bố giảm giá xuất xưởng của họ mỗi nhà máy 100-150 NDT/tấn vào đầu tháng 8. Ngoài ra, họ sẽ cung cấp trợ cấp 170-240 NDT/tấn cho các đại lý để bù đắp cho khoản lỗ phát sinh vào cuối tháng 7. Các nhà máy dự kiến ​​thị trường thép xây dựng sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực giảm trong ngắn hạn.

NGÀNH THÉP RƠI VÀO THẾ GỌNG KÌM

NGÀNH THÉP RƠI VÀO THẾ GỌNG KÌM

Ngày đăng: 01/08/2024 05:26 PM

Sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước thực sự khó khăn, khi vừa phải đối diện áp lực do hàng giá rẻ nhập từ nước ngoài tràn vào, thì nay lại đối diện với tin nóng sắp bị Ủy ban châu Âu kiện điều tra chống bán phá giá. Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Phòng vệ thương mại cho hay, trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ gửi cho các bên liên quan các tài liệu gồm Đơn yêu cầu, Quyết định khởi xướng điều tra và Bản câu hỏi điều tra. Phía EC yêu cầu cung cấp danh sách đầy đủ về địa chỉ, người liên hệ, email của nhà xuất khẩu thép trong đơn khiếu nại, chậm nhất ngày 5/8/2024. Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp. Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Các sản phẩm thép bị điều tra khá đa dạng, gồm thép mạ, thép không gỉ cán nguội, thép phủ màu, ống thép, mắc áo bằng thép, đinh thép... Những vụ kiện này hầu hết xảy ra ở các thị trường xuất khẩu thép chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Úc… Thông tin từ một doanh nghiệp sản xuất thép lớn trong nước cho biết, sản lượng sản xuất thép HRC (thép tấm cuộn cán nóng) của công ty này trong quý II/ 2024 giảm 10% so với quý I/ 2024. Nguyên nhân được xác định đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Một lượng thép HRC nhập khẩu tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh gây sức ép lớn cho việc tiêu thụ thép HRC của doanh nghiệp này. Còn đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, giá HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên một nhịp ngắn hạn trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II/ 2024. Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thử thách đến từ tình trạng dư thừa thép cuộn cán nóng cũng như tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu. Dữ liệu từ cơ quan thống kê cũng cho biết, thời gian gần đây thép HRC giá rẻ liên tục tràn vào Việt Nam. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Kim ngạch nhập khẩu thép HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD. Đáng chú ý, sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác 45 - 108 USD/tấn. Tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng diễn ra trung tuần tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của hoạt động nhập khẩu thép, tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời bảo vệ doanh nghiệp tại thị trường nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật. Bên cạnh đó, Bộ cũng thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời, hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại sản phẩm thép ở nước ngoài.

THÉP CUỘN CÁN NÓNG VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ BỊ EC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

THÉP CUỘN CÁN NÓNG VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ BỊ EC ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Ngày đăng: 31/07/2024 05:04 PM

Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, ngày 30/7/2024, cơ quan này nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, EC sẽ gửi các bên liên quan các tài liệu gồm đơn yêu cầu, quyết định khởi xướng điều tra và bản câu hỏi điều tra. Phía EC yêu cầu cung cấp danh sách đầy đủ về địa chỉ, người liên hệ, email của nhà xuất khẩu thép trong đơn khiếu nại, chậm nhất ngày 5/8/2024. Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp. Dữ liệu từ Bộ Công thương, năm 2023, EU điều tra 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mới với thép không gỉ cán nguội và tiếp tục rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép. Cụ thể, ngày 14/8/2023, Bộ Công thương nhận được thông tin về việc EU khởi xướng hai vụ việc điều tra CLT thuế CBPG và CTC đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam, Đài Loan - Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vụ việc này, hầu hết các doanh nghiệp lớn đã tham gia hợp tác đầy đủ. Bộ Công thương cũng phối hợp cung cấp các thông tin, dữ liệu đúng hạn theo yêu cầu của EU. Vụ việc đang trong quá trình điều tra. Cùng đó, Ủy ban Tự vệ thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo về việc EU tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ thêm một năm (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/6/2024). Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch chung với các nước khác theo từng quý đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang EU . Sau đó, EU có thể tiến hành rà soát để tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ thêm tối đa là 2 năm hoặc chấm dứt biện pháp

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THÉP HRC NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

BỘ CÔNG THƯƠNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THÉP HRC NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

Ngày đăng: 29/07/2024 09:14 PM

Bộ Công Thương cho biết bên yêu cầu điều tra đã cung cấp các cơ sở chứng cứ để chúng minh hành vi bán phá giá của hàng hoá, xác định biên độ phá giá của HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ở mức 27,83%. Ngày 26/7, Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Bộ Công Thương cho biết bên yêu cầu điều tra đã cung cấp các cơ sở chứng cứ để chúng minh hành vi bán phá giá của hàng hoá, xác định biên độ phá giá của HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc ở mức 27,83%. Trước đó, ngày 19/3, Hoà Phát và Formosa đã gửi hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc. Thép HRC của Hoà Phát (Ảnh: H.Mĩ) Trong 6 tháng đầu năm, lượng thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, đạt khoảng 5 triệu tấn, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Nhu cầu thép HRC trong nước tăng cao trong thời gian qua. Hoạt động sản xuất tiêu thụ của các dòng thép hạ nguồn sử dụng nguyên liệu đầu vào HRC như tôn mạ, ống thép phục hồi mạnh trở lại khiến tổng nhu cầu HRC của sản xuất trong nước tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 7,4 triệu tấn. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, bán hàng tôn mạ tăng 35% trong nửa đầu năm nay lên 2,7 triệu tấn. Ngoài ra, tiêu thụ thép cán nguội cũng ghi nhận mức tăng tương tự lên 1,2 triệu tấn. Tiêu thụ mạnh ở các mặt hàng này một phần do Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, tháo gỡ những khó khăn liên quan đến chính sách lĩnh vực bất động sản. Nhu cầu tăng trong khi khả năng sản xuất trong nước từ hai doanh nghiệp là Hoà Phát và Formosa cung ứng ra thị trường nội địa khoảng 2,1 triệu tấn. Hiện tại, Hoà Phát và Formosa là hai doanh nghiệp duy nhất sản xuất thép HRC với công suất tối đa khoảng 8 triệu tấn/năm, thấp hơn nhu cầu trong nước khoảng 12 triệu tấn/năm. Việc nhập khẩu thép HRC tăng cao khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước lo ngại về những tác động về thị phần trong tương lai. Theo Hoà Phát, thị phần bán hàng nội địa của hai nhà sản xuất HRC trong nước giảm mạnh từ 45% của năm 2021 xuống còn 30% năm 2023 vì ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu. Thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023. Hai nhà sản xuất HRC trong nước lo ngại về xu hướng nhập khẩu HRC có thể tiếp tục tăng trongbối cảnh khủng hoảng thừa của Trung Quốc.

QUY ĐỊNH VỀ THÉP CÂY CỦA TRUNG QUỐC ĐẨY GIÁ THÉP XUỐNG MỨC THẤP HƠN 4 NĂM

QUY ĐỊNH VỀ THÉP CÂY CỦA TRUNG QUỐC ĐẨY GIÁ THÉP XUỐNG MỨC THẤP HƠN 4 NĂM

Ngày đăng: 26/07/2024 10:30 PM

Kế hoạch đưa ra tiêu chuẩn cốt thép mới ở Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà máy và công ty thương mại bán kho dự trữ, đẩy giá thép xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm. Tiêu chuẩn quốc gia mới do Cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc (SMRA) công bố vào ngày 25/6 và có hiệu lực từ ngày 25/9, sẽ nâng cao yêu cầu chất lượng và thắt chặt dung sai. Theo ước tính của thị trường, các quy định mới có khả năng làm tăng chi phí sản xuất thêm 20-30 nhân dân tệ/tấn (2.75-4 USD/tấn). Con số này tương đương với gần 1% giá thị trường hiện tại. Thép cây không đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc sẽ bị cấm. Do đó, các nhà sản xuất thép và các công ty thương mại đã bắt đầu bán hết lượng thép cây tồn kho từ giữa tháng 7. Tác động của việc bán tháo đã trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu giảm theo mùa trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, khi nhiệt độ cao và thời tiết mưa làm giảm mức tiêu thụ. Giá thép cây giao ngay Thượng Hải giảm xuống 3,230 NDT/tấn vào ngày 23/7, giảm 5.5% kể từ ngày 25/6 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018. Giá thép cây giảm đã gây ra sự sụt giảm rộng hơn trên thị trường kim loại màu. Giá HRC giao ngay Thượng Hải đã giảm 8.5% trong hai tháng qua xuống còn 3,550 NDT/tấn vào ngày 23/7, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Quặng sắt mịn 62% Fe (ICX) đã giảm 3.20 USD/tấn xuống 100.25 USD/tấn vào ngày 23/7, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Niềm tin người tiêu dùng yếu ở Trung Quốc và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản cũng góp phần khiến giá nhà giảm. Giảm sản lượng Hầu hết các nhà máy Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu thay thế kho cốt thép cũ của họ từ đầu tháng 8 bằng vật liệu mới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn, mang lại một số hỗ trợ tiềm năng cho thị trường. Nhưng các nhà máy đã tăng cường cắt giảm sản lượng do tồn kho cao và giá giảm. Các nhà máy thép cây Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản lỗ 100-150 NDT/tấn sau đợt giảm giá gần đây. Một nhà sản xuất thép ở tỉnh Giang Tây có kế hoạch đóng cửa dây chuyền sản xuất thép cây trong 36 ngày kể từ ngày 23/7, cắt giảm tổng sản lượng thép cây 150,000 tấn. Các nhà sản xuất lớn khác cũng đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng từ cuối tháng 7 để giảm nguồn cung. Một nhà sản xuất lớn ở phía đông Trung Quốc cho biết họ dự kiến ​​lượng thép cây tồn kho cũ sẽ được tiêu thụ hết trước giữa tháng 8. Tuy nhiên, những người tham gia thị trường cho biết, ngành xây dựng của Trung Quốc sẽ khó có thể tiêu thụ hết lượng thép cây tồn kho của các nhà máy và công ty thương mại trong hai tháng trước khi các tiêu chuẩn mới được thực thi. Các hiệp hội thép địa phương, bao gồm hiệp hội Thép Hàng Châu và hiệp hội Thép Ninh Ba, đã kêu gọi chính quyền hoãn các tiêu chuẩn mới để các nhà máy và thương nhân có thêm thời gian bán hết hàng tồn kho. Hiệp hội Thương mại Vật liệu Kim loại Quốc gia Trung Quốc (CAMT) đã gửi thư công khai tới SMRA vào ngày 23/7, yêu cầu trì hoãn các tiêu chuẩn mới đến ngày 1/ 1/2025. Những người tham gia thị trường cho biết, Trung Quốc đã đưa ra thông báo trước 8 tháng về lần thay đổi cuối cùng đối với tiêu chuẩn thép cây vào năm 2018, vì vậy 3 tháng là không đủ thời gian để các thương nhân và nhà máy điều chỉnh. CAMT cho biết: “Giá sẽ không ngừng giảm cho đến khi các thương nhân ngừng bán phá giá”.

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC PHỦ BÓNG LÊN THỊ TRƯỜNG HRC TOÀN CẦU

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC PHỦ BÓNG LÊN THỊ TRƯỜNG HRC TOÀN CẦU

Ngày đăng: 24/07/2024 10:37 PM

Thị trường thép cuộn cán nóng toàn cầu tiếp tục chạm mức thấp nhất trong nhiều năm trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục suy yếu ở các khu vực sản xuất và tiêu thụ chính. Điểm HRC thép toàn cầu đã đạt mức thấp hàng loạt là 551.66 USD/tấn vào ngày 23/7 khi giá nội địa và xuất khẩu của Trung Quốc lần lượt chạm mức thấp nhất trong ba và bốn năm. Các nhà máy Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu khối lượng lớn sản phẩm thép tấm trong bối cảnh thị trường nội địa yếu đi. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, nhà sản xuất lớn nhất thế giới đã xuất khẩu 15.6 triệu tấn HRC so với 10.4 triệu tấn trong sáu tháng đầu năm ngoái và đạt kỷ lục 23.9 triệu tấn so với cả năm ngoái. Theo Ngân hàng Macquarie, đã có sự thay đổi lớn về nhu cầu thép của Trung Quốc trong những năm gần đây, với các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm dẹt hiện chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn hơn bất động sản và cơ sở hạ tầng. Niềm tin của người tiêu dùng yếu - một phần liên quan đến tình trạng suy thoái đang diễn ra trên thị trường bất động sản - có nghĩa là xuất khẩu là van quan trọng đối với các nhà máy sản xuất tấm dẹt của đất nước. Kết quả là sự yếu kém của Trung Quốc đang phủ bóng đen vào thời điểm nhu cầu yếu ở các khu vực khác. Tom Price, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng đầu tư Panmure Liberum, nói: “Điều gì có thể buộc Trung Quốc cắt giảm xuất khẩu thép đang tăng vọt? Có lẽ thuế quan trong khu vực sẽ tăng vọt”. Panmure Liberum dự báo giá HRC trung bình là 642 USD/tấn trong tháng 9, giảm xuống còn 616 USD/tấn trong tháng 12. Đã có tin đồn rằng Việt Nam có thể bắt đầu điều tra bán phá giá đối với HRC Trung Quốc, sau khi cuộc điều tra đối với thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng được bắt đầu. Việt Nam đã mua 4.4 triệu tấn HRC của Trung Quốc trong năm nay, so với 6.1 triệu tấn năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ, một thị trường trọng điểm khác của HRC Trung Quốc, cũng đã bắt đầu điều tra bán phá giá. Lại có tin đồn về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép chưa nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), điều này có thể làm giảm xuất khẩu từ cuối tháng 7.

THÉP TRUNG QUỐC TIẾP TỤC “NGẬP” THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU

THÉP TRUNG QUỐC TIẾP TỤC “NGẬP” THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU

Ngày đăng: 23/07/2024 03:52 PM

Xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng mạnh khi các nhà sản xuất thép nước này đẩy mạnh sản lượng dư thừa ra thị trường quốc tế do nhu cầu nội địa ảm đạm. Điều này khiến một số quốc gia cân nhắc mở điều tra chống bán phá giá...

THỊ TRƯỜNG THÉP ỔN ĐỊNH, TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG VẪN THẬN TRỌNG

THỊ TRƯỜNG THÉP ỔN ĐỊNH, TÂM LÝ THỊ TRƯỜNG VẪN THẬN TRỌNG

Ngày đăng: 19/07/2024 09:06 PM

Ngày 17/7, diễn biến chung của thị trường thép Trung Quốc ở mức trung bình, hầu hết các mặt hàng đều duy trì mức giá ổn định. Các mặt hàng đang hoạt động như thép cây và thép cuộn cán nóng ít thay đổi, phản ánh tâm lý thị trường được quan sát thận trọng và khối lượng giao dịch vừa phải. Thị trường vẫn trong thế tiến thoái lưỡng nan, bị ảnh hưởng nặng nề bởi định hướng chính sách và các yếu tố bên ngoài hơn là cung cầu cơ bản.
Zalo
favebook